![]() |
Ngân hàng không còn được "thoải mái" đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. (Ảnh minh hoạ) |
Văn bản số 6128/NHNN-TTGSNH được Ngân hàng Nhà nước gửi các ngân hàng thương mại đã nêu rõ: qua công tác quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng trong các tháng đầu năm 2019 cho thấy, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại nói chung còn tiềm ẩn rủi ro khi một số ngân hàng có số dư đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và tiếp tục tăng nhanh.
Đặc biệt, số dư đầu tư trái phiếu vào lĩnh vực xây dựng, bất động sản lớn khi thị trường bất động sản chưa phục hồi vững chắc, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn; một số ngân hàng tiếp tục đầu tư trái phiếu với mục đích cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành trong năm 2019...
Từ thực tế trên, để đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, hạn chế rủi ro trong hoạt động mua bán trái phiếu doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng thương mại phải rà soát các quy định nội bộ, đảm bảo ban hành đầy đủ theo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt các quy định nội bộ liên quan đến hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp. Quy định về quy trình, thủ tục thẩm định, phê duyệt và quyết định mua trái phiếu doanh nghiệp, nguyên tắc, chỉ tiêu đánh giá, xác định mức độ rủi ro mua trái phiếu… phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng và theo đúng quy định tại Thông tư 22/2016/TT-NHNN.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp phát hành. Các ngân hàng cũng phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư trái phiếu có mục đích đầu tư vào các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực kinh doanh bất động sản hoặc tăng quy mô vốn của tổ chức phát hành hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản để hạn chế rủi ro.
![]() |
các ngân hàng thương mại không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp phát hành. (Ảnh minh hoạ) |
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại phải tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay, trong đó đặc biệt là giám sát việc sử dụng vốn đúng mục đích; thường xuyên theo dõi, đánh giá để xác định sớm các dấu hiệu bất thường về khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, quy định nội bộ trong hoạt động cấp tín dụng.
Các ngân hàng thương mại tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp; tích cực triển khai các biện pháp kiểm soát nợ nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh; nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng; nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ.
Bộ Tài chính cho biết trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng mức phát hành TPDN là 116.085 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ 2018, trong đó, ngân hàng thương mại phát hành 36.700 tỷ đồng (chiếm 36%), doanh nghiệp bất động sản là 22.122 tỷ đồng (19%), lượng phát hành của công ty chứng khoán chiếm 3,5%, còn lại là các doanh nghiệp khác.
Lãi suất TPDN bình quân là 9,5%-11%/năm. Nhìn tổng thể là bằng và cao hơn khoảng 0,5% so với mức cho vay phổ biến của các ngân hàng thương mại. Quy mô thị trường TPDN tới hết tháng 6/2019 có mức vốn hóa bằng 10,22% GDP, tăng 21% so với cùng kỳ 2018, vượt mục tiêu đặt ra là 7% GDP vào năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp./.
Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các ngân hàng thương mại trong nước yêu cầu kiểm soát rủi ro trong hoạt động ... |
Bộ trưởng Trần Hồng Hà vừa ký văn bản trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) về ... |
Sáng ngày 12/8, hàng nghìn công nhân đã quây kín trụ sở Công ty TNHH KaiYang khi hay tin ông chủ người Đài Loan bỏ ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
