![]() |
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, thật khó tìm thấy sự an toàn tuyệt đối khi mà dịch bệnh chưa được kiểm soát trên toàn thế giới - Ảnh: Trí thức trẻ |
Theo các số liệu được công bố chính thức, 16 người dương tính với Covid-19 ở Việt Nam đã được chữa khỏi. Và gần một tháng không xuất hiện ca bệnh nào bị nhiễm mới loại virus nguy hiểm này. Đó là kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn quân, toàn dân trong phòng chống dịch bệnh.
Những kế hoạch hậu dịch bệnh Covid-19 đang được chuẩn bị, từ việc tiến tới công bố hết dịch bệnh, đến việc khôi phục lại các hoạt động công cộng, chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại, và đặc biệt là các kế hoạch chiến lược nhằm khôi phục và phát triển kinh tế...
Tại cuộc họp ngày 28/2, đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam, song cũng dự báo việc kiểm soát Covid-19 lây lan trên toàn cầu là vô cùng khó khăn, cần tiếp tục rà soát bởi khả năng dịch bệnh quay trở lại có thể xảy ra.
Chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, mọi thứ có thể thay đổi sau một cuộc tiếp xúc. Không chỉ những cuộc tiếp xúc của các chính khách có tầm ảnh hưởng đa quốc gia, mà ngay cả những cuộc tiếp xúc của những người dân bình thường cũng ảnh hưởng đến tầm quốc gia, nhất là trong vấn đề phòng chống dịch bệnh có nguy cơ lây lan toàn cầu như Covid-19.
Và chỉ sau 3 ngày, Việt Nam đã có thêm 14 trường hợp dương tính với Covid-19, nâng tổng số người nhiễm ở Việt Nam lên con số 30. Ai cũng cần lạc quan, nhưng tuyệt đối không thể chủ quan với dịch bệnh nguy hiểm này. Bởi dịch bệnh này lây lan rất nhanh, số người liên quan tăng theo cấp số nhân nếu không được cách ly. Từ khi không phát hiện người nào bị nhiễm bệnh và những người phát hiện trước đó cũng được chữa khỏi đã tạo tâm lý chủ quan cho không ít người. Nhưng, trong bối cảnh toàn cầu hóa, thật khó tìm thấy sự an toàn tuyệt đối khi mà dịch bệnh chưa được kiểm soát trên toàn thế giới.
![]() |
Người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc phòng, chống dịch Covid-19 - Ảnh: phunuvietnam.vn |
Sự di chuyển của con người ngày càng rộng và nhanh chóng, mức độ tương tác trong xã hội ngày càng cao. Chỉ trong một hai giờ đồng hồ, chúng ta đã có thể đi từ nước này qua nước khác với mức độ tiếp xúc rộng, trong phạm vi nhiều người. Sự nguy hiểm của dịch bệnh qua đường hô hấp như Covid-19 thực sự không lường trước và khó kiểm soát.
Ông Tim Killian, phát ngôn viên của Viện dưỡng lão Life Care Center ở Washington, Mỹ nói rằng: "Theo kinh nghiệm của chúng tôi, virus mới rất dễ lây lan và khó dự đoán. Chúng tôi từng có những bệnh nhân chỉ trong 1 giờ, từ không có dấu hiệu nhiễm bệnh đến xuất hiện những dấu hiệu chính xác của bệnh và được chuyển ngay đến bệnh viện. Nhiều bệnh nhân cũng đã tử vong khá nhanh trong những hoàn cảnh này".
Ca nhiễm Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở TP Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ ngày 31/12/2019, trải qua hơn ba tháng đã lây lan trên bình diện toàn cầu. Tính đến 7h sáng ngày 9/3/2020, có 104 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có người nhiễm Covid-19, cả ở các quốc gia phát triển đến chậm phát triển. Tổng số người bị nhiễm là 109.839 người và đã có 3.805 người tử vong.
Từ khi dịch bệnh Covid-19 mới xuất hiện, nhiều quốc gia đã cảnh báo người dân và cũng đưa ra nhiều chiến lược để phòng chống, nhưng số người nhiễm bệnh liên tục tăng hàng ngày.
Việc các quốc gia và địa phương phong toả toàn diện sự di chuyển của người dân là không thể thực hiện vì nó sẽ dẫn đến nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác mà mức độ nguy hiểm không kém gì dịch bệnh. Cho nên, để làm tốt việc phòng chống dịch bệnh, ngoài những biện pháp của nhà nước, rất cần ý thức trách nhiệm của mỗi người dân.
Toàn cầu hóa là cơ hội cho nhiều quốc gia tương tác, chia sẻ với nhau những thành tựu trong quá trình phát triển, nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ hiểm họa rộng lớn hơn như ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Điều đó đòi hỏi con người phải có trách nhiệm nhiều hơn, không chỉ với bản thân mà với cả cộng đồng.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid -19) nguy hiểm thế nào? Vì sao số người nhiễm bệnh vẫn ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
