![]() |
Các dự án chung cư đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam - Ảnh: Như Ý |
Các quy định mới gồm:
- Điều kiện để thành lập ban quản trị chỉ cần 50% cư dân đến ở, thay vì 75% như hiện hành. Bộ Xây dựng cũng đề xuất nêu cao vai trò của cấp phường, xã. Cụ thể, chính quyền sẽ đứng ra làm thay nếu chủ đầu tư chây ì.
- Từ 3 - 5 thành viên sẽ đứng tên đồng chủ sở hữu tài khoản quỹ bảo trì, tránh tình trạng chiếm dụng quỹ. Một số ý kiến còn cho rằng nên có thêm vai trò của chính quyền địa phương.
Đây là những giải pháp được kỳ vọng chấn chỉnh hoạt động sử dụng chung cư một cách hợp lý hơn.
Hiện nay có tới hơn 60% cư dân tại các chung cư vẫn còn nợ phí dịch vụ, tiền nước. Lý do khiến người dân không đồng tình với mức phí dịch vụ do chủ đầu tư đưa ra là công trình nhà có dấu hiệu xuống cấp: thấm, dột, tường nứt... Trong khi đó chủ đầu tư lại chậm trễ trong việc bảo trì, bảo dưỡng.
Thực trạng trên đang xảy ra ở tòa nhà CT2E, chung cư VOV Mễ Trì và nhiều chung cư khác đã từng được phóng viên Cuộc sống an toàn phản ánh.
Trường hợp khác, chung cư An Lạc sau một thời gian sử dụng, một số công trình đã xuống cấp nhưng người dân ngỡ ngàng khi chung cư không còn quỹ bảo trì để sửa chữa. Nguyên nhân do trong thời gian từ 2011 - 2013, Ban quản trị chung cư này đã chi hơn 1 tỷ đồng để bảo trì các hạng mục nhưng không lấy ý kiến cư dân.
Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM đã vào cuộc và kết luận, tất cả số tiền đã chi không có hóa đơn chứng từ và không có tiền lãi suất.
Và còn rất nhiều tranh chấp đang xảy ra ở các tòa chung cư, đặc biệt tại hai thành phố lớn: Hà Nội và TP. HCM, nơi có mật độ chung cư dày đặc.
Việc ban hành thông tư mới, với các quy định thiết thực đang rất cần thiết vào thời điểm này.
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
