![]() |
PGS-TS-BS Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại hội nghị sáng 16/8. Ảnh: PLO |
Trong khuôn khổ hội nghị trực tuyến “Triển khai giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nêu hiện trạng: "Nước ta có khoảng 13.000 cơ sở y tế. Mỗi năm có gần 150 triệu bệnh nhân nội trú và hơn 450 triệu bệnh nhân ngoại trú, đó là chưa kể số lượng lớn người dân dùng các sản phẩm ngành y tế. Do vậy chất thải nhựa thải ra từ các nguồn nói trên là rất lớn".
Theo báo cáo nhanh từ một số bệnh viện, có khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa, tương đương khoảng 22 tấn/ngày, bao gồm Túi nilon khó phân hủy; sản phẩm nhựa dùng một lần để bao gói, sử dụng cho mục đích ăn uống, sinh hoạt của bệnh nhân; bao bì đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật liệu; đồ dùng trong y tế...
Bà Tiến cho rằng để giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế cần có sự chung tay của các ngành, các cấp và tổ chức chính trị xã hội. Từ chỗ hạn chế sẽ tiến tới không sử dụng túi, chai, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc ni lon khó phân hủy trong các cơ sở y tế. Thay vào đó là sử dụng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng được.
"Tôi đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp chặt chẽ với ngành y tế dừng sử dụng túi nilon khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần, nếu có thể thay thế ngay từ hôm nay", bà Tiến nhấn mạnh.
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
