![]() |
Cháu bé được điều trị tại Khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi T.Ư, có diễn biến sức khỏe tốt lên - Ảnh minh hoạ |
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Bá Minh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non Bộ GD-ĐT, cho biết báo cáo qua điện thoại, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh, cho biết sự việc xảy ra ở nhóm lớp mầm non tư thục có tên là Đồ Rê Mí tại huyện Tiên Du. Sở cũng đang chờ báo cáo cụ thể từ huyện. Ông Minh cho biết đã yêu cầu Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh kiểm tra và xử lý nghiêm, báo cáo bằng văn bản về Bộ chậm nhất ngày 16.9.
“Sau vụ việc ở trường Gateway, Bộ đã có văn bản yêu cầu chấn chỉnh, siết chặt quy trình đưa đón học sinh nên để xảy ra việc này là rất đáng tiếc”, ông Minh nói.
Được biết đầu tháng 9, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT và UBND tỉnh về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô; bảo đảm an toàn giao thông dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2-9 và khai giảng năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT Bắc Ninh có công văn gửi các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Trong đó một trong những yêu cầu thực hiện là: Đối với các cơ sở sử dụng xe ô tô đưa đón học sinh, phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ đủ điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định; lái xe phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về ATGT.
Khi ký kết hợp đồng giữa nhà trường với đơn vị kinh doanh vận tải phải xác định rõ yêu cầu, trách nhiệm các bên liên quan về ATGT, an toàn tính mạng cho học sinh.
Nhà trường phải phân công giáo viên hoặc nhân viên có kinh nghiệm đã được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng ATGT tham gia đưa đón học sinh bằng xe ô tô; chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý danh sách học sinh và ban giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm Luật ATGT của lái xe. Giáo viên chủ nhiệm phải chủ động thông báo kịp thời cho gia đình học sinh khi học sinh vắng mặt không rõ lý do.
Người ký hợp đồng vận chuyển chịu trách nhiệm trước pháp luật và gia đình học sinh về toàn bộ hoạt động đưa đón học sinh của nhà trường, về sự an toàn của học sinh. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ, trách nhiệm của giáo viên, nhân viên đưa đón học sinh để kịp thời rút kinh nghiệm, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.
Phối hợp chặt chẽ với Ban ATGT các huyện, thị xã, thành phố trong việc kiểm soát điều kiện phương tiện, người lái đối với hoạt động vận chuyển học sinh bằng xe ô tô. Kiên quyết không để các xe tự chế, xe quá niên hạn sử dụng, hết hạn đăng kiểm tham gia đưa đón học sinh đến trường.
Đặc biệt các cơ sở giáo dục có sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô tô phải cung cấp danh sách đơn vị vận tải, biển số xe đang thực hiện hợp đồng vận tải cho Sở GD-ĐT trước ngày 15-9-2019 để Sở GD&ĐT tổng hợp và có phương án quản lý phù hợp.
![]() Khuyến cáo được công bố trên trang thông tin điện tử của Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM trong bối cảnh một số ... |
![]() Trong khi Bắc Bộ nắng ráo, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục xảy ra mưa dông trên diện rộng trong ngày đầu ... |
![]() Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Hóa học, đến sáng 15/9, việc thu gom phế thải vẫn chưa hoàn thành do lượng vật chất ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
