Bình Định: Nỗ lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
Kinh tế - Xã hội

Bình Định: Nỗ lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Hưng Thịnh
Tác giả: Hưng Thịnh
Theo kết quả rà soát hộ nghèo, đến cuối năm 2023, tỉnh Bình Định còn 13.834 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,13%. Dự kiến đến cuối năm 2024, số hộ nghèo toàn tỉnh còn 4.986 hộ, chiếm tỷ lệ 1,13%. Hiện nay, tỉnh đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo, đảm bảo đạt tiến độ kế hoạch đề ra.
Ưu tiên tăng trưởng dư nợ tín dụng xanh thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững

Năm 2024, UBND tỉnh tiếp tục củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh Bình Định giai đoạn 2021 - 2025; tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo để kiểm tra, rà soát lại những nội dung tồn tại còn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) - Thường trực Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đã chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh hướng dẫn cho UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động, đề xuất triển khai cụ thể từng dự án, chính sách của Chương trình đến được với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo trong giai đoạn 2021-2025. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành 26 văn bản triển khai công tác giảm nghèo bền vững và thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết phân cấp cho huyện An Lão được quyết định điều chỉnh giữa các dự án giữa các Chương trình MTQG trên địa bàn huyện; HĐND tỉnh đã điều chỉnh giữa các dự án trong cùng Chương trình trên địa bàn tỉnh.

Bình Định: Nỗ lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh năm 2024. Ảnh: ĐVCC

Trong năm 2024, ngân sách trung ương phân bổ cho tỉnh Bình Định là 362,7 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo, trong đó: vốn kéo dài 105,3 tỷ đồng; vốn phân bổ năm 2024 là 257,4 tỷ đồng. Kết quả giải ngân 6 tháng đầu năm 2024 là 98,2 tỷ đồng, trong đó: vốn kéo dài 55,9 tỷ đồng; vốn phân bổ năm 2024 là 42,6 tỷ đồng. Khả năng thực hiện 9 tháng năm 2024 là 261,4 tỷ đồng. Ước thực hiện năm 2024 là 362,7 tỷ đồng.

Theo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bình Định, các văn bản của Trung ương ban hành cơ bản đã đảm bảo cho địa phương thực hiện các dự án, chính sách giảm nghèo bền vững. Tại Bình Định, các sở, ban, ngành và địa phương đang xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án trong năm 2024, một số nguồn kinh phí kéo dài tiếp tục giải ngân kinh phí ngay từ đầu năm 2024 đến nay. Nguồn kinh phí phân bổ năm 2024, hiện đang xây dựng các nội dụng thực hiện. Dự kiến cuối năm 2024 giải ngân hết vốn.

Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại như kinh phí giải ngân của các địa phương vẫn còn thấp; việc thanh quyết toán của các sở, ngành và các địa phương vẫn còn chậm, một số nội dung đã thực hiện xong từng phần tuy nhiên chưa hoàn thành thủ tục quyết toán được với kho bạc, nên số lượng giải ngân chưa cao.

Tỉnh Bình Định đặt mục tiêu trong năm 2024, tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao đời sống của hộ thông qua các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tăng thu nhập cho hộ và thành viên của hộ; tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, dịch vụ viễn thông nhằm giảm thiểu các chiều thiếu hụt của các hộ nghèo, hộ cận nghèo; tập trung nguồn lực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng từ các Chương trình MTQG cho huyện nghèo An Lão, đưa huyện nghèo An Lão đến năm 2025 thoát khỏi huyện nghèo, đặc biệt khó khăn. Trong năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân chung là 0,44%/năm.

Một trong những giải pháp được tỉnh Bình Định đang tập trung thực hiện là tiếp tục áp dụng nguyên tắc quản lý, trình tự xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, phân cấp, ủy quyền thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục sử dụng chung Ban chỉ đạo các chương trình MTQG để chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn trong giai đoạn và giai đoạn tới. Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành đầu mối các dự án, tiểu dự án và các địa phương triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình để nâng cao hiệu quả công tác triển khai chương trình giảm nghèo trên địa bàn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát Chương trình nhằm phát hiện và đưa ra các kiến nghị đối với công tác giảm nghèo của các địa phương góp phần khắc phục các mặt hạn chế, khó khăn trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Thừa Thiên Huế: Xây dựng “Mái ấm Công đoàn” giúp đoàn viên miền núi A Lưới giảm nghèo Thừa Thiên Huế: Xây dựng “Mái ấm Công đoàn” giúp đoàn viên miền núi A Lưới giảm nghèo

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2023), ngày 26/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện A Lưới, tỉnh ...

Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vượt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vượt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững

Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai ...

Xây dựng, nhân rộng mô hình giảm nghèo Xây dựng, nhân rộng mô hình giảm nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2023, UBND TP Sông Công giao chỉ tiêu giảm nghèo cho ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm