Kinh tế - Xã hội

Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vượt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững

Châu Anh
Tác giả: Châu Anh
Thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp, phấn đấu đến năm 2025 giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 5,39% (năm 2022) xuống còn dưới 3,4%.
Đa dạng hóa sinh kế, tạo việc làm và xây dựng mô hình giảm nghèo bền vững Thái Nguyên: Huyện Định Hóa thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm nghèo bền vững

Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên

Bà Nguyễn Thúy Hằng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương cho biết, sau hơn 1 năm triển khai thực hiện chương trình MTQG, các mục tiêu đã được thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Theo đó, năm 2022 huyện giảm 420 hộ nghèo, vượt 0,68% và 0,83% kế hoạch huyện, tỉnh giao; giảm 223 hộ hộ cận nghèo. Dự ước kết quả rà soát năm 2023, giảm tỷ lệ hộ nghèo là 0,8% (chỉ tiêu là 0,5%), đạt và vượt kế hoạch huyện, tỉnh đề ra.

Mục tiêu đến năm 2025, huyện giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là 2%. Năm 2022, giảm được 273 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, đến cuối năm 2022 còn 736 hộ, chiếm tỷ lệ 2,77%. Dự ước kết quả năm 2023, giảm 185 hộ nghèo dân tộc thiểu số, đến cuối năm 2023 còn 578 hộ, chiếm 2,10%.

Có được những kết quả khả quan đó, theo bà Nguyễn Thúy Hằng, quá trình triển khai chương trình MTQG giảm nghèo bền vững có nhiều thuận lợi, các quy định hướng dẫn đã được các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh quan tâm ban hành, đặc biệt là bố trí nguồn ngân sách dành cho chương trình luôn đảm bảo và kịp thời.

Kết quả thực hiện chương trình đã góp phần ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Giảm nghèo bền vững đã trở thành nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng và chính quyền từ huyện đến cơ sở, nguồn vốn thực hiện chương trình được thực hiện đảm bảo, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động, bố trí vốn phù hợp với đặc điểm, nhu cầu trên địa bàn.

Chương trình cũng luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở ngành của tỉnh.

Công tác truyền thông, nâng cao nhận thức về giảm nghèo đa chiều được triển khai sâu rộng; các chính sách an sinh xã hội và chính sách trợ giúp người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, vay vốn tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề… được lồng ghép triển khai đồng bộ, có hiệu quả, góp phần cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo.

Các dự án thành phần được triển khai kịp thời, góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế hộ nghèo, cận nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo.

Theo ông Lê Văn Trọng - Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phú Lương, đơn vị thường xuyên phối hợp với các phòng chuyên môn của huyện, xã kiểm tra việc thực hiện các mô hình, dự án giảm nghèo; tổ chức các lớp tập huấn; thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho bà con…

Thái Nguyên: Huyện Phú Lương đạt và vượt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững
Diện mạo mới ở vùng quê Phú Lương. Ảnh: ĐVCC.

Hiệu quả từ các mô hình giảm nghèo

Với số hộ nghèo vẫn còn khá cao, UBND huyện Phú Lương đã chỉ đạo các ngành phối hợp với các địa phương rà soát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của hộ nghèo; tìm những giải pháp cụ thể, nhân rộng mô hình, cách làm hiệu quả của những hộ thoát nghèo ngay trong xã để các hộ nghèo học hỏi, áp dụng như mô hình cấy lúa năng suất cao, mô hình chăn nuôi…

Trong năm 2022, huyện triển khai 3 mô hình giảm nghèo: mô hình chăn nuôi trâu tại các xã Hợp Thành, Phủ Lý, Ôn Lương, Yên Ninh; mô hình chăn nuôi bò lai Sind tại các xã Yên Trạch, Động Đạt, Yên Lạc; mô hình chăn nuôi dê tại xã Yên Đổ.

Tại xã Yên Đổ, gia đình chị Nhạn (xóm Trung) là một trong những điển hình thoát nghèo bền vững. Nhiều năm liền là hộ nghèo, chị Nhạn đã được vay 100 triệu đồng vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất thấp và hỗ trợ tư liệu sản xuất như máy cắt cỏ, tập huấn khoa học kỹ thuật và tham quan các mô hình kinh tế. Từ nguồn vốn được hỗ trợ, gia đình chị đầu tư trồng rừng, chăn nuôi gà, lợn kết hợp trồng cây ăn quả. Năm 2022, gia đình chị đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo và xây dựng được ngôi nhà kiên cố, góp phần ổn định cuộc sống.

Huyện Phú Lương (Thái Nguyên) vượt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững
Lãnh đạo Đảng uỷ, UBND xã Phủ Lý bàn giao trâu giống cho các hộ dân trên địa bàn. Ảnh: ĐVCC.

Nuôi trâu sinh sản là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, nhất là ở các xóm vùng cao, có điều kiện thuận lợi về đất đai để trồng cỏ chăn nuôi. Tuy nhiên, không phải hộ dân nào cũng có điều kiện đầu tư mua con giống về nuôi. Do đó, mô hình chăn nuôi trâu sinh sản ở từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau trên địa bàn xã Phủ Lý đã tạo được niềm tin và sự hưởng ứng tích cực của người dân, mang đến cơ hội thoát nghèo.

Trước đây, cuộc sống gia đình anh Nguyễn Văn Thái thuộc xóm Hiệp Hòa, xã Phủ Lý gặp nhiều khó khăn do không có thu nhập, không có vốn đầu tư phát triển kinh tế. Anh đã được hỗ trợ một con trâu giống sinh sản để chăn nuôi, tăng thu nhập. Khi Nhà nước hỗ trợ trâu sinh sản, gia đình anh rất vui và cố gắng chăm sóc cẩn thận theo hướng dẫn của ngành thú y để trâu có thể phát triển, sinh sản tốt. Anh hy vọng sớm thoát khỏi hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Theo bà Nguyễn Thúy Hằng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Lương, để đạt hiệu quả giảm nghèo tốt nhất, nhiều chương trình giảm nghèo đã được các cấp, các ngành trong huyện lồng ghép hiệu quả như: chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi... Đây là "đòn bẩy" giúp các địa phương nhanh chóng giảm số hộ nghèo, cận nghèo và nâng cao chất lượng tiêu chí thu nhập trong xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm thiểu khoảng cách, chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; phấn đấu hoàn thành và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu giảm nghèo theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đề ra.

Nguồn video: TH Thái Nguyên

Nghệ An: Chung tay giúp đỡ các xã nghèo miền Tây xóa đói giảm nghèo Nghệ An: Chung tay giúp đỡ các xã nghèo miền Tây xóa đói giảm nghèo

Qua 9 năm thực hiện cuộc vận động ủng hộ, giúp đỡ các xã nghèo miền Tây đã khẳng định chủ trương đúng đắn, mang ...

Thêm 10 triệu người được hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo Thêm 10 triệu người được hưởng lợi từ các chính sách giảm nghèo

Theo báo cáo Nghèo đa chiều 2021 vừa mới được công bố mới đây, với chuẩn nghèo đa chiều mới (được phê duyệt năm 2021) ...

Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều Tết vắng mẹ và câu chuyện giảm nghèo đa chiều

Hồi đầu tháng 10 năm ngoái, trước làn sóng mất việc, trong cuộc trao đổi với một nhóm công nhân tại một nhà máy ở ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm