![]() |
Các bác sĩ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang chăm sóc bệnh nhân Phạm Văn Tuấn (Hà Nam), bị ngộ độc rượu trong tình trạng hôn mê, suy đa tạng. |
Biểu hiện
Với ngộ độc do methanol, nguy cơ tử vong rất cao. Chất methanol vào cơ thể nhẹ sẽ ảnh hưởng đến thị lực, nặng ảnh hưởng đến thần kinh, não, máu, tim mạch, huyết áp, thận… rất dễ dẫn đến tử vong. Trường hợp may mắn giải độc kịp thời vẫn có thể để lại di chứng ở não, mù loà.
Ngộ độc rượu cấp tính từ nhẹ đến nặng thường có biểu hiện như sau: Kích thích, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều; chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường; bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ...
Các biểu hiện ngộ độc nặng, nguy hiểm: Bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng, tiểu, đại tiện ra quần, tiểu ít, hô hấp bị ức chế (thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm dãi), ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), tụt huyết áp, hôn mê, trụy tim mạch... có thể dẫn tới tử vong.
![]() |
Chị Nguyễn Thị Tươi đang chăm sóc cho chồng - anh Nguyễn Hoàng Nam, 36 tuổi, quê Thanh Hóa bị hôn mê, trụy tim mạch do ngộ độc rượu tại Bệnh viện Bạch Mai. |
Cách sơ cứu
Khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối cho bệnh nhân nằm, đầu và vai cao hơn. Nếu ứ đọng đờm dãi, thở khò khè, bất tỉnh, cho nằm nghiêng sang một bên. Sau đó, tìm cách gây nôn hết, sát mạnh hai bên má.
Với trường hợp người bệnh bị ngộ độc rượu, không nên để người say ngủ một mình vì các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Cần ủ ấm cho người say rượu, tuyệt đối không nên để người say rượu ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Khoảng vài giờ phải đánh thức người say rượu dậy, nếu họ có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng... để tránh hạ đường huyết. Cho uống nhiều nước ấm để tránh mất nước và để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể. Có thể cho uống thêm nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... để giải độc rượu dạng nhẹ.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không được tự ý sử dụng bia để giải độc rượu. Lý giải về sự việc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị truyền 15 lon bia để cứu một bệnh nhân ngộ độc rượu vào ngày 25/12/2018 vừa qua, ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: “Theo hướng dẫn xử trí ngộ độc methanol của Bộ Y tế, lọc máu cấp cứu là biện pháp quan trọng hàng đầu, quyết định việc đào thải methanol ra khỏi cơ thể người bệnh. Quá trình lọc máu thải độc ethanol cũng có thể sử dụng theo đường tiêu hóa để tranh chấp chuyển hóa với methanol có trong máu. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ có thể tạm thời trì hoãn việc chuyển hóa methanol thành các độc chất (axit formic và format) gây hại cho người bệnh và phải thực hiện ở các cơ sở y tế theo hướng dẫn chuyên môn và chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, khi phát hiện người bị ngộ độc rượu bia phải đến các cơ sở y tế để được xử lý, điều trị kịp thời”. |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
