Đời sống

Bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt” người không?

Vân Anh (T.H)
Tác giả: Vân Anh (T.H)
Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn whitmore) gây ra. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, yếu, chúng tồn tại trong bùn, đất, và thường chỉ lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da, một số rất ít lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa.
benh whitmore co phai la vi khuan an thit nguoi khong

Nhiều người lầm tưởng vi khuẩn Whitmore là vi khuẩn ăn thịt người. (ảnh minh họa)

Gần đây, dư luận đang rất “hoang mang” về bệnh Whitmore bởi nhiều người đã “gán” cho chúng tên gọi “vi khuẩn ăn thịt người”. Và một phần là do các biến chứng nguy hiểm mà bệnh Whitmore gây ra như tỷ lệ tử vong lên tới 60%, thời gian tử vong chỉ sau 48h nhập viện, số ca bệnh tăng nhanh. Tuy nhiên xét trên góc độ y học liệu rằng bệnh Whitmore có phải là “vi khuẩn ăn thịt người” không? Để làm sáng tỏ vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh Whitmore là gì?

Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi khuẩn whitmore) gây ra. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, yếu, chúng tồn tại trong bùn, đất, và thường chỉ lây nhiễm cho con người thông qua các vết xước, vết thương ngoài da, một số rất ít lây nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa.

Bệnh Whitmore có phải “vi khuẩn ăn thịt” người không?

Vi khuẩn Whitmore chỉ có nguy cơ xâm nhập cao vào cơ thể những người có sức đề kháng kém như bệnh nhân mắc bệnh mạn tính. Trong trường hợp người bệnh không được điều trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh, sẽ gây hoại tử các tổ chức, trong đó các tổ chức mà vi khuẩn Whitmore thường tấn công như: cánh mũi, xương hàm, cơ tay và chân,…

Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn Whitmore mới gây “hoại tử” chứ bình thường vi khuẩn này không có khả năng “ăn” các tế bào trên cơ thể con người. Vì vậy chúng KHÔNG thể gọi là vi khuẩn “ăn thịt người”.

benh whitmore co phai la vi khuan an thit nguoi khong

Vi khuẩn Whitmore khi tấn công rất nguy hiểm nên người bệnh cần đặc biệt chú ý. (ảnh minh họa)

Tác hại của vi khuẩn whitmore

Vi khuẩn Whitmore diễn biến nhanh và có thể gây ra các biến chứng như: Gây nhiễm trùng huyết, tổn thương tại chỗ, tụ cầu phổi, sốc nhiễm khuẩn, nếu người bệnh không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có thể gây biến chứng tử vong sau 48 giờ nhập viện.

benh whitmore co phai la vi khuan an thit nguoi khong

Vi khuẩn Whitmore dễ xâm nhập vào người bệnh qua các vết xước khi tiếp xúc với bùn đất bẩn và những người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch,… (ảnh minh họa)

Cách thức lây bệnh

Bất kỳ ai đều có thể bị nhiễm Melioidosis thông qua tiếp xúc trực tiếp với đất và nước mặt bị ô nhiễm. Con người và động vật được cho là bị nhiễm trùng do hít phải bụi bẩn hoặc giọt nước bị nhiễm bẩn, uống phải nguồn nước bị ô nhiễm và tiếp xúc với đất bị ô nhiễm, đặc biệt là qua các vết trầy xước trên da.

Rất hiếm khi người bệnh bị mắc bệnh do lây truyền từ người khác. Một vài trường hợp đã được ghi nhận, đất và nước mặt bị ô nhiễm là cách thức chủ yếu mà con người bị nhiễm bệnh này.

Bên cạnh con người, nhiều loài động vật dễ bị bệnh melioidosis, bao gồm: Cừu; Dê; Heo; Ngựa; Mèo; Loài chó; Gia súc...

Đối tượng nào dễ mắc bệnh Whitmore

Những người làm nông nghiệp thường xuyên phải tiếp xúc với bùn, đất bẩn, khi các vết trầy, xước, vết thương hở không được bảo vệ tốt tiếp xúc với bùn, đất bẩn sẽ dễ lây nhiễm vi khuẩn Whitmore. Ngoài ra những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh phổi, tiểu đường, suy giảm miễn dịch,… cũng dễ bị lây nhiễm vi khuẩn Whitmore.

Bệnh Whitmore thường dễ nhầm lẫn với các bệnh khác cũng do vi khuẩn gây ra. Do đó khó chẩn đoán chính xác ngay từ đầu nên có thể dễ bị bỏ qua, không điều trị, khiến bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, chỉ cần bác sĩ xác định đúng bệnh nhiễm khuẩn Whitmore và điều trị theo phác đồ thì sẽ khỏi hoàn toàn. Bệnh không dễ dàng lây lan, bệnh không lây trực tiếp từ người sang người do đó người dân không nên quá lo lắng.

Triệu chứng khi mắc bệnh

Do có một số loại melioidosis khác nhau và mỗi loại đều gây cho người bệnh những các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là melioidosis có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như bệnh lao hoặc bệnh viêm phổi.

Khoảng thời gian tiếp xúc vi khuẩn gây bệnh và lúc xuất hiện các triệu chứng của bệnh không được xác định rõ ràng, nhưng có thể từ một ngày đến nhiều năm, nhưng nhìn chung các triệu chứng thường xuất hiện sau hai đến bốn tuần tiếp xúc.

Mặc dù những người khỏe mạnh có thể bị bệnh melioidosis, có một số người dễ mắc bệnh hơn như người mắc bệnh sau: bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh thalassemia, ung thư hoặc một tình trạng ức chế miễn dịch khác không liên quan đến HIV, bệnh phổi mãn tính (như bệnh u xơ nang, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh giãn phế quản)

Điều trị bệnh Whitmore

Khi chẩn đoán nhiễm melioidosis, bệnh có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc thích hợp. Tùy thuộc vào loại melioidosis bị nhiễm trùng và cách thức điều trị sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị lâu dài của người bệnh. Việc điều trị thường bắt đầu bằng tiêm thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch trong 10 - 14 ngày, sau đó là 3-6 tháng điều trị thuốc kháng sinh đường uống.

Điều trị tiêm tĩnh mạch bao gồm: Ceftazidime dùng mỗi 6-8 giờ. Hoặc: Meropenem dùng mỗi 8 giờ

Điều trị kháng sinh đường uống bao gồm:Trimethoprim-sulfamethoxazole uống mỗi 12 giờ hoặc Amoxicillin / axit clavulanic (co-amoxiclav) được thực hiện mỗi 8 giờ

Nếu bệnh nhân bị dị ứng penicillin thì nên thông báo cho bác sĩ và các nhân viên Y tế khác được biết để thực hiện thuốc điều trị thay thế.

Các biện pháp phòng tránh bệnh Whitmore

– Vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ
– Không để các vết trầy, xước tiếp xúc với bùn, đất, nước bẩn
– Trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
– Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, khám phát hiện và làm xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei để điều trị kịp thời.

benh whitmore co phai la vi khuan an thit nguoi khong Hai anh em trong một gia đình ở Hà Nội tử vong do nhiễm Whitmore

Chỉ trong vòng 7 tháng, 3 trẻ trong một gia đình ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) tử vong. Trong đó 2 bé vừa tử ...

benh whitmore co phai la vi khuan an thit nguoi khong Vi khuẩn ăn thịt người: Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm!

Căn bệnh truyền nhiễm vi khuẩn ăn thịt người nguy hiểm đã bất ngờ xuất hiện với tính chất và mức độ ngày càng nguy ...

benh whitmore co phai la vi khuan an thit nguoi khong Phát hiện ba ca bệnh nhi tại Nghệ An mắc "vi khuẩn ăn thịt người"

Ba cháu bé với biểu hiện sốt, sưng đau tuyến mang tai, sau khi xét nghiệm thì đã phát hiện vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (vi ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm