Đời sống

Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang: Góp phần giảm tải cho tuyến Trung ương

Thu Hương
Tác giả: Thu Hương
Sau 2 năm đi vào hoạt động, với quy mô 200 giường bệnh, 15 khoa, phòng, cùng việc hoàn thiện bộ 3 phương pháp điều trị về ung thư: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị, Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang tạo được niềm tin với người bệnh đồng thời góp phần đáng kể giảm tải cho tuyến trên.
benh vien ung buou bac giang gop phan giam tai cho tuyen trung uong

Các bác sĩ Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang đang điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư.

Tạo niềm tin với người bệnh

Điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được tại Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang là một không gian xanh-sạch-đẹp cùng với phong cách, thái độ phục vụ văn minh, thân thiện từ mỗi cán bộ, y bác sĩ đối với người bệnh.

Bà Nguyễn Thị Phê (72 tuổi, quê ở huyện Hương Lạc, tỉnh Bắc Giang) bệnh nhân ung thư vú đã được các bác sỹ bệnh viện phẫu thuật ngay khi phát hiện bệnh. Đến nay, sau 2 tháng phẫu thuật và 2 lần xạ trị, bà đã khỏe trở lại và rất lạc quan cho biết: “Sau khi phẫu thuật, được các bác sỹ, y tá chăm sóc chu đáo, vết mổ của tôi liền rất nhanh. Tôi thấy trong người rất khỏe sau 2 lần xạ trị”. Cười rất tươi, bà cho chúng tôi biết thêm: “Các bác sỹ bảo, tôi còn 7 lần xạ trị nữa cơ nhưng tôi lạc quan lắm cô ạ”.

Cũng như bà Phê, bệnh nhân Nguyễn Thị Dậu (80 tuổi, quê ở xã Tân Trung, huyện Tiên Yên, tỉnh Bắc Giang) nhập Khoa Hồi sức cấp cứu và Chăm sóc giảm nhẹ trong tình trạng sốt, tức ngực, khó thở. Trước đó, bệnh nhân đã đi khám ở bệnh viện tuyến trên và phát hiện ung thư phổi. Tại đây, sau khi được các bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị tích cực, bệnh nhân đã hết sốt, có thể ngồi dậy và ăn uống nhẹ.

Anh Nguyễn Văn Cường, con trai bà Dậu chia sẻ: “Mẹ tôi bị khối u ở phổi đã nằm điều trị ở đây dài ngày rồi. Trước, chúng tôi phải thuê xe đưa mẹ lên tận Hà Nội để làm các xét nghiệm và điều trị, việc đi lại mất nhiều thời gian và tốn kém. Nhưng nay nằm điều trị ở đây, được các bác sỹ chăm sóc tận tình bệnh tình, mẹ tôi đã thuyên giảm, gia đình rất phấn khởi vì không cần phải đưa mẹ lên tuyến trên chữa chạy nữa”.

Bác sỹ Trần Minh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Bắc Giang chia sẻ: Để tạo được lòng tin của người bệnh, trước hết bệnh viện phải có đội ngũ cán bộ y tế chuyên môn tốt, với trang thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại. Hiện, bệnh viện đã đưa phương pháp xạ trị vào hoạt động, góp phần hoàn thiện bộ 3 điều trị về ung thư gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Hướng tới sự hài lòng của người bệnh

Là đơn vị chuyên khoa tuyến tỉnh hạng II, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang đi vào hoạt động với quy mô 200 giường bệnh, 15 khoa, phòng. Được sự quan tâm của tỉnh, Bệnh viện đầu tư đồng bộ với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Nhiều thiết bị hiện đại giúp các bác sĩ chuyên khoa có thể chẩn đoán ung thư như: Hệ thống máy nội soi tiêu hóa, thiết bị xét nghiệm sinh hóa, xét nghiệm huyết học...

Bệnh viện còn có phòng mổ hiện đại với hệ thống khí trung tâm tương đương tuyến T.Ư. Trước đây, bệnh nhân ung bướu trong tỉnh phải lên tuyến trên khám, điều trị rất vất vả; đa số các ca bệnh phát hiện đã ở giai đoạn cuối, chi phí tốn kém trong khi hiệu quả điều trị không cao. Từ khi có bệnh viện tuyến tỉnh, nhiều bệnh nhân không còn phải đi xa, việc khám sàng lọc được quan tâm triển khai thường xuyên.

Đến nay, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận từ 150 - 200 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị; triển khai nhiều kỹ thuật tương đương tuyến T.Ư như: Phẫu thuật tiêu hóa, u vú, tuyến giáp, mở thông dạ dày; điều trị hóa chất; chăm sóc giảm nhẹ; thực hiện các xét nghiệm, nội soi, chụp XQ, sinh hóa huyết học...

benh vien ung buou bac giang gop phan giam tai cho tuyen trung uong
Bệnh nhân luôn được các bác sỹ bệnh viện khám, điều trị thận trọng.

Bác sĩ Trần Minh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết: "Bệnh nhân ung bướu có thể điều trị kéo dài sự sống nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Bởi vậy, bên cạnh chú trọng chuyên môn sâu, Bệnh viện tập trung triển khai chương trình khám sàng lọc tại tuyến huyện, xã nhằm phát hiện sớm bệnh nhân ung bướu. Chỉ đạo tuyến dưới đẩy mạnh truyền thông, tư vấn chăm sóc sức khỏe, giúp người dân nâng cao kiến thức phòng ngừa bệnh".

Về phía người dân, bác sĩ Trần Minh Phương cũng cho biết thêm: để phòng, chống và điều trị bệnh ung thư hiệu quả, bản thân mỗi người phải có trách nhiệm với sức khỏe của chính mình; áp dụng chế độ dinh dưỡng an toàn, không sử dụng các đồ uống có chất kích thích và các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; giữ thói quen ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập điều độ để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể; đặc biệt, có thói quen đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm, giúp cơ hội điều trị thành công cao hơn.

Với sự hỗ trợ của Dự án Norred (dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ nâng cao năng lực dịch vụ y tế, trong đó có chuyên khoa ung bướu), từ cuối năm 2017, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang đã khởi công xây dựng hầm xạ trị, đồng thời tiếp tục bổ sung nhiều trang thiết bị mới giúp hoàn thiện đồng bộ công tác khám sàng lọc, chẩn đoán, điều trị bệnh nhân ung thư.

Thời gian tới, Bệnh viện tiếp tục mời các chuyên gia tuyến trên về chuyển giao kỹ thuật; cố gắng phát triển tầm soát ung thư cũng như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm cải tiến quy trình, thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho bệnh nhân khám, điều trị, góp phần giảm tải cho tuyến Trung ương.

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm