Đời sống

Bệnh gout và chế độ ăn cho người bị bệnh gout

Ánh Dương (T.H)
Tác giả: Ánh Dương (T.H)
Nhân những ngày đầu năm mới, xin chia sẻ với độc giả của Cuộc sống an toàn những thông tin mới nhất về bệnh gout, căn bệnh vẫn đang được coi là “nan y” này.
benh gout va che do an cho nguoi bi benh gout
Theo thống kê có 95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gout, ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Ảnh: suckhoedoisong.vn

Bệnh gout là bệnh gì?

Bệnh gout là một bệnh lý khớp viêm do lắng đọng tinh thể urate tại khớp và quanh khớp, bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa purin làm gia tăng lượng acid uric trong máu. Khi lượng acid trong máu tăng cao, sẽ lắng đọng vào các mô, đặc biệt là các mô ở khớp gây viêm khớp cấp và mạn tính, nếu không điều trị sớm và đúng bệnh có thể gây tàn phế do cấu trúc của khớp bị hư hại. Tuy nhiên, các tinh thể urate không chỉ lắng đọng tại các cấu trúc khớp mà còn lắng đọng ở nhiều mô trong cơ thể, đặc biệt trong hệ thống mạch máu và thận gây ra các biến cố nặng nề khác tại các cơ quan này.

benh gout va che do an cho nguoi bi benh gout
Sự hình thành các tophi gây biến dạng khớp. Ảnh: suckhoedoisong.vn

Bệnh gút diễn biến như thế nào?

Trước đây, người ta chỉ chú ý đến ảnh hưởng của bệnh trên các khớp với 4 giai đoạn:

Tăng acid uric máu không có triệu chứng tại khớp. Cơn viêm khớp cấp (còn gọi là cơn gout cấp). Các giai đoạn yên lặng xen kẽ giữa các cơn viêm khớp cấp. Viêm khớp gout mạn với sự hình thành các tophi gây biến dạng khớp ở nhiều mức độ khác nhau và các biến chứng trên thận, hệ tim mạch.

Đa số người bệnh thường “tự chữa bệnh” hoặc “chữa bệnh không đúng” trong suốt 3 giai đoạn đầu (kéo dài khoảng 5 - 7 năm, có khi tới trên 10 năm) và chỉ đi gặp các bác sĩ chuyên khoa khi ở giai đoạn 4, thậm chí ở cuối của giai đoạn 4 với nhiều biến chứng tại khớp, thận, tim, mạch máu (mạch máu ngoại biên, mạch máu não và mạch vành tim), giống như hậu quả của các bệnh lý đái tháo đường hay bệnh lý mạch vành tim mà không được kiểm soát và điều trị đúng, lúc này bệnh sẽ được gọi là “nan y”.

Với các hiểu biết hiện nay, bệnh gout không diễn biến đơn giản như vậy, ngay từ giai đoạn không có triệu chứng tại khớp, các tinh thể urate đã lắng đọng tại các các tổ chức như: sụn khớp, mô mềm, nhu mô thận, mạch máu (mạch thận, mạch não, mạch vành, mạch ngoại biên...), góp phần thúc đẩy các tiến trình của bệnh gout cũng như các bệnh chuyển hóa khác tới các kết cục xấu và việc điều trị đúng, ngay từ đầu sẽ là giải pháp tốt nhất để kiểm soát bệnh. Chúng ta đã có đủ các giải pháp đó, đây là một tin tốt cho các bệnh nhân gout.

Gần đây, các số liệu từ dịch tễ, thực nghiệm và thử nghiệm lâm sàng còn cho thấy bệnh nhân tăng acid uric máu có tăng nguy cơ tổn thương tim, mạch máu, thận và các tai biến tim mạch. Acid uric máu cần được kiểm soát, đặc biệt ở các bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao, bệnh thận mạn và hội chứng chuyển hóa.

Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy điều trị và kiểm soát acid uric máu có thể giảm nguy cơ tim mạch và tiến triển của bệnh thận mạn hay bảo vệ tim và thận vì vậy đã có quan điểm và các chiến lược mới để kiểm soát acid uric máu nhằm giảm nguy cơ tim mạch, thận và khớp.

Chế độ ăn cho người bị bệnh gout:

Chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động hợp lý: tăng cường rau xanh, trái cây tươi, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, các loại nước ngọt đóng chai hay lon, hạn chế các chất đường, bột, chất béo, phủ tạng động vật, đạm từ thịt đỏ (thay bằng đạm từ thịt trắng và cá), tránh những căng thẳng quá mức trong sinh hoạt, lao động và vui chơi giải trí, duy trì chế độ tập vận động đều đặn, phù hợp với tình trạng sức khỏe và tuổi của mình, giữ và duy trì cân nặng hợp lý

benh gout va che do an cho nguoi bi benh gout
Người bệnh có thể ăn thoải mái các loại rau củ vì chúng chỉ chứa khoảng 20-25 mg purin, trừ một số loại như nấm, giá đỗ, măng tây. Các loại rau ít purin dành cho người bệnh gout là rau cần, dưa chuột, súp lơ, cải bắp, cải xanh, các loại cà....

Chế độ thuốc phù hợp theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ, trong đó quan trọng nhất là các thuốc ức chế men xanthine oxidase (XOI) để làm giảm và kiểm soát acid uric máu.

Từ cuối năm 2017, thị trường nước ta đã có thêm một thuốc ức chế men xanthin mới, là dành cho các bệnh nhân không đạt hiệu quả điều trị, không dung nạp, hoặc dị ứng với các thuốc điều trị cũ người có suy giảm chức năng thận... Đặc biệt với người bệnh cao tuổi, thường có nhiều bệnh lý kết hợp nên tất cả các thuốc đều cần được theo dõi và điều chỉnh liều tối ưu một cách chặt chẽ để đạt được mục tiêu điều trị an toàn nhất.

Rối loạn chuyển hóa purine, tăng acid uric liên quan chặt chẽ với các bệnh lý tim mach, bệnh thận mạn, bệnh chuyển hóa và khớp. Bệnh gout chỉ là bề nổi của tảng băng lớn đó, các bệnh lý này đang gia tăng rất nhanh cũng với sự gia tăng tuổi thọ của con người, làm gia tăng tỷ lệ bệnh tật, tử vong, tàn phế và giảm chất lượng sống cho người mắc bệnh, đặc biệt người cao tuổi.

Kiểm soát tốt acid uric máu sẽ giúp kiểm soát bệnh gout và các bệnh liên quan, bảo vệ chức năng thận, bảo vệ hệ tim mạch và bảo vệ khớp, giảm tỷ lệ tàn phế, tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng sống cho người cao tuổi. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với bệnh gout và đến nay bệnh gout vẫn được xếp vào nhóm bệnh có thể chữa được (curable disease).

Những thực phẩm mà người mắc bệnh gout nên tránh:

Hạn chế tối đa các thực phẩm có lượng purin cao như nội tạng động vật, thịt bò, tôm, cua, ghẹ, thịt thú rừng, thịt gia cầm, các loại động vật có vỏ (sò, ốc, hến.....). Những thực phẩm này dễ làm tăng nguy cơ hình thành bệnh gout cấp tính.

benh gout va che do an cho nguoi bi benh gout
Tránh uống rượu bởi rượu làm gia tăng sự tạo axit uric trong gan và ngăn cản thận thải axit uric.

Một số loại rau không tốt cho người bệnh gout là rau bina, cải bắp, măng tây và nấm. Hạn chế chất béo trong khẩu phần ăn bằng cách chọn thịt nạc, gia cầm không ăn da và các sản phẩm sữa ít chất béo. Tránh các loại hoa quả chua, đồ lên men, các loại nấm, măng, giá đỗ trong thực đơn bởi chúng có thể làm tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể

Một số loại gia vị như ớt, hạt tiêu cũng nên dùng hạn chế vì chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ gây tái phát bệnh gout. Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng để có thể chung sống hòa bình và chiến đấu với căn bệnh này.

benh gout va che do an cho nguoi bi benh gout Chàng công nhân về ăn Tết muộn: Hạnh phúc vì được bên gia đình trong ngày đầu năm mới

Dương Văn Linh rất hạnh phúc vì được ở bên gia đình trong ngày đầu năm mới. Linh làm việc tại Công ty ManPower tại ...

benh gout va che do an cho nguoi bi benh gout Nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng đóng cửa vì lo ngại dịch Corona

Mới đây, Nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng đã đăng thông báo tạm thời đóng cửa không tiếp du khách vì những lo ngại liên ...

benh gout va che do an cho nguoi bi benh gout Mong ước đầu năm của ngư dân vươn khơi bám biển

Trong không khí hăng say lao động đầu năm của những ngư dân vươn khơi bám biển, họ cũng có những niềm tin, hi vọng ...

benh gout va che do an cho nguoi bi benh gout 236 trường hợp đã bị ngộ độc rượu bia trên cả nước, tính đến ngày mùng 2 Tết Canh Tý

Mặc dù khuyến cáo về việc sử dụng rượu bia an toàn, đặc biệt trong dịp Tết đã được Bộ Y tế đưa ra nhưng ...

Đọc nhiều

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm