Đời sống

Bé gái nhập viện trong tình trạng hoại tử chân do bị rắn hổ mang chui vào nhà cắn

Ngân Vĩnh (t/h)
Tác giả: Ngân Vĩnh (t/h)
Cháu Phan Thị Thùy L. (SN 2017, Hà Tĩnh) bị rắn hổ mang cắn khi ngồi chơi trong nhà khiến bàn chân phải bị hoại tử.
be gai nhap vien trong tinh trang hoai tu chan do bi ran ho mang chui vao nha can
Vết thương do rắn cắn có nguy cơ bị hoại tử. Ảnh: Infonet

Bà Nguyễn Thị Lĩnh - Phó Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) xác nhận thông tin nêu trên và cho biết hiện cháu Phan Thị Thùy L. đang điều trị ở bệnh viện Bỏng quốc gia (Hà Nội).

Theo bà Lê Thị Quyết (bà nội bé L.) cho hay, lúc 19h ngày 12/8, khi cháu L. đang ngồi chơi trên ghế sofa trong nhà thì thấy đau nhói ở đoạn mắt cá chân phải. Nghe tiếng khóc réo của L., người nhà chạy vào bế cháu và kiểm tra xung quanh bàn ghế nhưng không thấy gì nên không nghĩ là cháu bị rắn cắn. Tối đó, L. thỉnh thoảng quấy khóc trong lúc ngủ.

Tới sáng hôm sau, nhận thấy bàn chân phải cháu L. có dấu hiệu thâm tím, người nhà đã đưa tới cơ sở y tế kiểm tra rồi chuyển cháu L. vào bệnh viện địa phương. Tại đây, bác sĩ chẩn đoán cháu L. bị rắn cắn và tình trạng khá nghiêm trọng, bệnh nhi được chuyển ra Hà Nội chữa trị ngay trong ngày.

Cùng thời điểm này, người nhà đã bắt được con rắn độc khá lớn đang trú ngụ trong bộ bàn ghế.

Sau quá trình điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, cháu Phan Thị Thùy L. tiếp tục được chuyển qua Bệnh viện Bỏng quốc gia. Hiện, sức khỏe cháu L. đã dần ổn định và vào thứ 2 (ngày 26/8), bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị dứt điểm vết thương rắn cắn cho cháu.

Cũng trong ngày 24/8, bác sĩ chuyên khoa I Trương Phước Hữu, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM, cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bé trai 2 tuổi, ngụ tại Long An, bị rắn bò vào nhà cắn.

Theo người nhà bệnh nhi, sau khi nghe bé hốt hoảng kêu đau, người mẹ đã nhanh chóng đưa con vào Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cấp cứu.

Bác sĩ Hữu cho biết rất may, bé không gặp nguy hiểm. Các chức năng cơ quan và đông máu ổn định. Bé được chỉ định tiếp tục nằm tại khoa Nội tổng hợp để theo dõi.

Sơ cứu tại chỗ khi bị rắn cắn

• Trấn an người bệnh.

• Không để bệnh nhân tự đi lại. Bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp (vì vận động làm cho nọc độc xâm nhập vào trong cơ thể nhanh hơn).

• Cởi bỏ đồ trang sức ở chân, tay bị cắn (vì có thể gây chèn ép khi vùng đó bị sưng nề).

• Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường), băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt.

- Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Dùng nẹp cứng (nẹp, miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,...) cố định chân, tay bị cắn.

- Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.

• Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới bòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.

• Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bằng phương tiện y tế có tại chỗ như bóp bóng, máy thở xách tay,..). Nếu có dấu hiệu ngừng tuần hoàn thì tiến hành hồi sinh tổng hợp ngay tại chỗ và chờ nhân viên y tế đến.

• Vận chuyển bệnh nhân bằng phương tiện đến cơ sở y tế đồng thời duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim, nếu ở chân, tay thì có thể để thõng tay hoặc chân.…

• Chú ý: Bất cứ trường hợp nào bị rắn cắn, ngay cả khi xác định là rắn lành, đều cần xử trí và theo dõi tại bệnh viện như trường hợp rắn độc cắn, ít nhất trong 12 giờ đầu. Nếu trễ sau 24-48 giờ, kết quả điều trị rất kém hoặc không hiệu quả.

Không sử dụng các biện pháp sau:

• Garô: Garô là biện pháp làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Nó gây đau và rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu nguy hiểm.

• Trích, rạch, trâm, chọc tại vùng vết cắn: các biện pháp này không có lợi ích, rõ ràng gây hại thêm cho bệnh nhân (tổn thương thêm mạch máu, dây thần kinh,...nhiễm trùng nặng thêm).

• Hút nọc độc: Không có lợi ích.

• Chườm đá (chườm lạnh): Đã được chứng minh là có thể gây hại.

• Sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền, chữa bằng mẹo: Không có ích lợi, khi đắp có thể gây nhiễm trùng, khi uống có thể gây hại cho nạn nhân./.

be gai nhap vien trong tinh trang hoai tu chan do bi ran ho mang chui vao nha can Rắn hổ mang xuất hiện ở chung cư Hà Nội, người dân nơm nớp lo sợ

Nhiều người dân ở chung cư Xuân Mai Complex lo ngại khi liên tục phát hiện ra rắn độc, trong đó có rắn hổ mang. ...

be gai nhap vien trong tinh trang hoai tu chan do bi ran ho mang chui vao nha can Nghệ An: "Bà hỏa" thiêu rụi căn nhà sàn lúc rạng sáng

Rạng sáng, ngọn lửa bất ngờ bùng phát và lan nhanh khiến trong phút chốc, ngôi nhà sàn của ông Khóng bị thiêu rụi. ...

be gai nhap vien trong tinh trang hoai tu chan do bi ran ho mang chui vao nha can Chuyên gia khuyến cáo: Thận trọng khi dùng kem đánh răng bổ sung thêm than và soda

Theo các nha sĩ Úc, việc loại kem đánh răng bổ sung thêm than và soda có thể hủy hoại men răng, gây sâu răng, ...

Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Khi pháp luật thôi là rào cản, mà trở thành điểm tựa, người công nhân sẽ không còn là người “thi hành ý tưởng” mà có thể là người “khởi xướng đổi mới”. Chính sách pháp lý ấy, nếu được thực thi đúng đắn sẽ đưa tầng lớp lao động bước vào vai trò trung tâm của cuộc cách mạng đổi mới quốc gia.
Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

Việc Chính phủ được đề nghị phân bổ tối thiểu 3% ngân sách nhà nước cho khoa học – công nghệ và nâng dần lên 2% GDP, là bước chuyển từ “lời nói” thành “hành động”. Đây là tín hiệu cho thấy, Nhà nước đang xác lập một ưu tiên quốc gia mới và ưu tiên ấy không chỉ dành cho các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm cao cấp mà còn dành cho công nhân, kỹ sư, người lao động nơi xưởng máy, công trình, đồng ruộng.
“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay

Từ ruộng đồng đến nhà máy, từ làng quê đến khu công nghiệp, hàng triệu công nhân và người lao động Việt Nam đang từng ngày nỗ lực vươn lên bằng chính sức mình.

Tin tức khác

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

7 dự án nhà ở xã hội được quan tâm của TP Hà Nội năm 2025

Hà Nội đang nỗ lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển và gia tăng nguồn cung cấp nhà ở cho người lao động thu nhập thấp. Trong bối cảnh này, 7 dự án nhà ở xã hội đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

Người lao động xếp hàng mua vàng ngày vía Thần tài, cầu lộc đầu năm

Với mong muốn mua vàng vào ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng hàng năm) sẽ mang lại may mắn, tài lộc, nhiều người lao động đã xếp hàng dài tại các cửa hàng vàng bạc đá quý, tranh thủ giờ nghỉ để kịp "rước lộc" về nhà.

Công nhân trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán 2025 với tỷ lệ cao

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, không khí lao động sản xuất đã sôi động trở lại trên khắp các nhà máy, xí nghiệp.

Về Tết

Trằn trọc. Đêm nay thật dài. Sáng sớm mai mình sẽ về quê. Sao anh ấy có thể ngủ nhỉ? Mà không phải chạy vạy lo lắng các thứ nữa thì ngủ ngon chứ sao…

Công nhân trở lại làm việc: Mong một năm mới tốt đẹp!

Từ tối ngày 1/2 (mùng 4 Tết) cho đến hôm nay (2/2, mùng 5 Tết), dòng người ở các tỉnh miền Tây bắt đầu quay trở lại các tỉnh Đông Nam Bộ để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.

Ngày Tết trên cảng biển Chân Mây

Đêm giao thừa Tết Ất Tỵ, trời Huế mưa rét căm căm. Nhưng sáng mùng Một, biển Chân Mây bừng lên sắc xuân, trời quang, nắng ấm. Đúng thời khắc ấy, du thuyền hạng sang Celebrity Solstice chở hơn 3.000 du khách quốc tế cập cảng. Anh công nhân Lê Dũng, trong bộ đồ lao động đã sờn, sẵn sàng cho công việc đầu tiên của năm mới.
Xem thêm