![]() |
Bác sỹ Nguyễn Văn Hiếu tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên). |
29 tuổi, Nguyễn Văn Hiếu (quê ở Mê Linh, Hà Nội) luôn tâm niệm “sống trách nhiệm với cuộc đời”. Anh là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017 và là một trong 7 bác sỹ đầu tiên được tham gia “Dự án thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế.
Về Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (một trong 62 huyện nghèo nhất cả nước), Hiếu không ngờ, tháng 6/2018, mình lại bị phơi nhiễm HIV trong tình huống bất khả kháng. Khi đó, bệnh nhân uống thuốc sâu, cắt cổ tay tự tử và mất nhiều máu nên được Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé chuyển lên tuyến trên bằng xe khách.
Quá trình vận chuyển dài 8 tiếng đồng hồ trong điều kiện chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh. Vết thương của bệnh nhân trào máu rất nhiều, Hiếu phải dùng tay chịt vết thương lại. Máu bệnh nhân thấm vào quần áo Hiếu. Khi trở về, đồng nghiệp thông báo bệnh nhân đó có HIV thì anh đã… sốc!
Trong thời gian uống thuốc ARV, do thể trạng yếu, Hiếu bị phản ứng mạnh với thuốc. Ngoài việc phải vật lộn với ảo giác, hoang tưởng mỗi ngày, bệnh khớp tiến triển làm anh đau đớn, kiệt sức, muốn “buông” cuộc điều trị. May mắn, sau 3 tháng, Hiếu được kết luận âm tính với HIV. Nhưng việc uống thuốc ARV cũng làm bệnh khớp tiến triển khiến Hiếu bị suy nhược toàn thân và các khớp viêm nặng hơn.
Bệnh viêm cột sống dính khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể duy trì thuốc giảm đau, chống viêm và tập luyện. Nếu bệnh tiếp tục tiến triển như hiện nay, Hiếu sẽ phải áp dụng liệu pháp cuối cùng là truyền hóa chất sinh học. Hiếu đã có chỉ định truyền nhưng do phơi nhiễm HIV, dùng thuốc ARV nên phải tạm hoãn. Chưa kể, mỗi lần truyền hóa chất, dù được bảo hiểm chi trả 40%, Hiếu vẫn phải chi trả khoảng trên 10 triệu đồng/lần.
Cuộc sống gia đình khó khăn, đồng lương hai vợ chồng vừa đủ chi tiêu trong gia đình, nuôi hai con nhỏ và chữa bệnh. Vợ Hiếu sức khỏe yếu do bệnh về tuyến giáp và lao hạch. Có nhiều kỳ nghỉ, Hiếu lỡ hẹn với gia đình phần vì khách quan, phần vì công việc ở Trung tâm. Zalo, facebook trở thành cầu nối giữa Hiếu với gia đình.
Mặc dầu vậy, Hiếu vẫn luôn mong mỏi dành phần ít ỏi để hỗ trợ cho người bệnh, bệnh viện. Hiếu bày tỏ: “Nếu được các nhà hảo tâm hỗ trợ, em sẽ dùng để mua máy in, trang thiết bị cho bệnh viện hoặc hỗ trợ người dân nghèo khi chuyển tuyến không có tiền ăn ở, không có tiền mua máu”…
Trăn trở về nghề Y, Hiếu tâm sự, không ít lần anh bị người nhà bệnh nhân đuổi đánh, mắng nhiếc nên không khỏi nản chí. Nhưng Hiếu vẫn yêu nghề bởi còn khát khao truyền lửa cho đồng nghiệp về kiến thức chẩn đoán điều trị bệnh, đặc biệt là cấp cứu, giúp anh em đánh giá các nguyên nhân tử vong, sử dụng thành thạo hơn các trang thiết bị hiện đại, biết cách cập nhật tra cứu tài liệu hướng dẫn của Bộ Y tế để nâng cao năng lực khám chữa bệnh…
Anh mong mỏi anh em quan tâm hơn đến công tác ATVSLĐ, luôn ý thức đảm bảo sức khỏe, tính mạng bản thân. Những người đến Trung tâm y tế số có HIV nhiều, nhưng không phải ai cũng thông báo cho nhân viên y tế. Nếu bác sỹ không tự bảo vệ mình thì nguy hiểm luôn cận kề.
Hiếu không tiếc nuối điều gì, chỉ buồn và thấy có lỗi vì bản thân là bác sỹ mà không tránh được… bệnh.
![]() Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BYT về việc hướng dẫn giám sát đối với 9 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ... |
Tin mới hơn

Nghị quyết 57: Cởi trói pháp lý, mở đường sáng tạo

Nghị quyết 57: “Cánh cửa vàng” mở ra kỷ nguyên mới cho công nhân Việt Nam

“Gieo hạt” tri thức, “gặt mùa” đổi thay
Tin tức khác
