Kinh tế - Xã hội

Bà con kiều bào hướng về quê hương: Nguồn lực quan trọng giúp Thành phố phục hồi

PHẠM THUỶ
Tác giả: PHẠM THUỶ
Năm 2022, theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, lượng kiều hối chuyển về TP.HCM dự báo đạt mức tốt, khoảng 6,8 tỷ USD.

Bắt Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng Những chính sách phục hồi giúp thị trường lao động vượt qua các "cú sốc" Cần nhiều giải pháp cấp bách phục hồi thị trường lao động trong năm 2023

Bà con kiều bào hướng về quê hương, Nguồn lực quan trọng giúp Thành phố phục hồi
Bà Lê Thị Mỹ Châu, Chủ tịch Công ty Vina Fast là một doanh nhân Việt kiều có nhiều đóng góp cho Thành phố. Ảnh: PV

Đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM

Năm 2021 lượng kiều hối cả nước đạt khoảng 12,5 tỉ USD, trong đó TP.HCM đạt khoảng 6,5 - 6,6 tỉ USD, tăng 9% so với năm trước. Năm 2022, bất chấp bối cảnh khó khăn của nhiều nền kinh tế cũng như tình hình địa chính trị thế giới phức tạp, lượng kiều hối chuyển về TPHCM vẫn tiếp tục tăng trưởng khá tích cực. Ước tính TP.HCM có hơn 2 triệu người Việt Nam (trong tổng số trên 5,3 triệu kiều bào) ở nước ngoài có nguồn gốc, thân nhân tại Thành phố; có hợp tác, làm việc hoặc thường xuyên lưu trú tại Thành phố. Có khoảng 50% hộ gia đình ở Thành phố có thân nhân là người Việt Nam ở nước ngoài.

Trong số các dự án FDI của Việt Nam, có 376 dự án FDI của kiều bào đang sinh sống tại 29 quốc gia trên thế giới đầu tư về nước với tổng vốn đăng ký khoảng 1,72 tỷ USD, các dự án này tập trung tại 42/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam và tập trung vào nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đa số. Tuy nhiên, con số này mang tính tương đối, vì đây là thống kê theo hướng đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam, còn đầu tư gián tiếp thông qua kiều hối và hình thức đầu tư về nước khác thì rất lớn, vì trung bình, 1 năm kiều hối chuyển về Việt Nam khoảng hơn 10 tỷ USD, điển hình, năm 2021 đạt 12,5 tỷ USD. Đây là nguồn vốn rất lớn phục vụ tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Nhìn lại, có thể khẳng định, 6,6 tỷ USD đổ về TP.HCM trong năm 2021 là nguồn lực quan trọng giúp kinh tế TP.HCM phục hồi nhanh, phát triển vững vàng trong giai đoạn hậu Covid-19.

Phát biểu khai mạc Chương trình Gặp gỡ đầu năm 2023 với kiều bào TP.HCM, Ông Nguyễn Văn Hiếu, Uỷ viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ TP.HCM cho biết, năm 2022, tổng sản phẩm nội địa của TP.HCM là 9,63 (cả nước 8,02%), vượt trên dự đoán (tầm 6 đến 6,5%). Lượng kiều hối chuyển về hàng năm vào thẳng khu vực dân cư. Vì vậy, nguồn vốn này trực tiếp thúc đẩy đầu tư tư nhân phát triển, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập và số các chủ thể được hưởng lợi từ nguồn đầu tư kiều hối, đóng góp cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người lao động.

Từ tấm lòng “trong gian khó, luôn nghĩ về quê hương”

Trong sự phát triển mạnh mẽ trở lại của Thành phố, bên cạnh việc đem công sức, trí tuệ, tài chính đóng góp xây dựng quê hương, đất nước, bà con còn tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo, giúp đỡ đồng bào trong nước, vận động các cá nhân, tổ chức của nước sở tại hỗ trợ cho các dự án xã hội ở Việt Nam như xóa đói, giảm nghèo, y tế, giáo dục... Đây thực sự là nguồn lực quý báu góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, được Đảng và Nhà nước trân trọng. Đặc biệt, trong hai năm dịch bệnh vừa qua, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào không chỉ đảm bảo sản xuất kinh doanh mà còn có đóng góp thiết thực cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế của Thành phố.

Ông Nguyễn Ngọc Luận, Việt kiều Úc vừa nhận Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh do đạt được thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thành phố năm 2022 cho biết, ông và toàn bộ nhân viên công ty đặt mục tiêu nỗ lực trở thành người chung tay số 1 của TP.HCM trong hoạt động chia sẻ với cộng đồng. Mùa dịch năm 2022, doanh nhân Việt kiều Úc đã thực hiện hàng chục chuyến đi đến các vùng, các quận huyện gửi hàng trăm tấn rau, gần 80 tấn gạo, hàng chục tấn cá, hàng nghìn sản phẩm vệ sinh cá nhân để chăm sóc sức khoẻ cho người dân. Đồng thời, gửi thức uống đến cho các chiến sĩ, bác sĩ trong mùa dịch để động viên và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho lực lượng tuyến đầu.

Là kiều bào nhập hàng triệu cuốn sách kỹ thuật về cho đất nước, bà Lê Thị Mỹ Châu, người Việt Nam ở Hoa Kỳ (Chủ tịch công ty VinaFirst), bày tỏ vinh dự và tự hào khi được góp sức mình cho sự phát triển của TP.HCM. Trong 4 tháng dịch bệnh, bản thân bà Châu bận rộn không nghỉ ngày nào với công tác chuyển trang thiết bị y tế, khẩu trang, thực phẩm, trao tặng quà cho bà con trị giá hơn 21 tỷ đồng. Cũng tại cuộc gặp bà Châu cho biết công ty hiện đang đưa lô sách 50 ngàn cuốn từ Singapore về Việt Nam, trị giá 5 triệu USD với mong muốn đóng góp thêm cơ hội tiếp cận tri thức thế giới cho giới trẻ.

Đến trách nhiệm xã hội của doanh nhân

Ông Steve Bùi, chủ tịch Delta E&C Nhật Bản, Chủ tịch Quỹ Steve Bùi và những người bạn, Việt kiều Nhật, người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam nhận định, năm 2023 sẽ là một năm dồi dào cơ hội với Việt Nam. Đặc biệt, khi Trung Quốc mở cửa thông quan.

Với công tác thiện nguyện, ông Steve Bùi chia sẻ, vừa qua trong chuyến đi Tây Bắc xúc tiến đầu tư, từ dự tính ban đầu chỉ trao một số quà, nhưng cuối cùng ông và cộng sự quyết định xây cầu, lắp điện, làm đường để giúp cuộc sống của bà con vùng cao đỡ vất vả hơn. Quyết định xây cầu được đưa ra sau khi ông Steve Bùi và đồng sự chứng kiến việc đi lại qua một số con suối khiến người dân mất vài tiếng đồng hồ. Tại Cao Bằng, học sinh và cô giáo bị suối cuốn trôi. Trong 25 ngày 3 cây cầu đã xong, từ vài tiếng, giờ bà con chỉ mất ít phút để qua suối. Ông Bùi cho biết, những công việc trên là thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng, từ nhận thức là người may mắn, được sống ở những nơi đầy đủ điều kiện, được trải nghiệm nhiều hơn; ngoài việc xây dựng phát triển sự nghiệp, mỗi người cũng cần hướng về những nơi còn nhiều khó khăn để đóng góp.

Bên cạnh việc đầu tư, gửi tiền về cho thân nhân, kiều bào cũng luôn đồng hành, hưởng ứng tích cực, tham gia quyên góp, ủng hộ đồng bào trong nước khắc phục hậu quả thiên tai và phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch Covid-19, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã quyên góp ủng hộ khoản tiền khoảng 35 tỷ đồng, cùng nhiều vật tư y tế cho công tác phòng chống dịch ở trong nước. Trong đợt lũ lụt ở miền Trung vừa qua, tính đến nay, kiều bào đã quyên góp được khoảng 34 tỷ đồng, cùng nhiều hàng hóa nhằm hỗ trợ đồng bào trong nước khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống.

Tại cuộc gặp gỡ đầu năm 2023, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 1 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống dịch Covid-19 vừa qua. Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đã có quyết định tặng Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh cho 12 cá nhân tiêu biểu; quyết định tặng Bằng khen cho 6 tập thể, 14 cá nhân tiêu biểu người Việt Nam ở nước ngoài.

Hồi phục không có thanh khoản Hồi phục không có thanh khoản
2 phiên hồi phục chưa giúp thay đổi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư chứng khoán 2 phiên hồi phục chưa giúp thay đổi tâm lý thận trọng của nhà đầu tư chứng khoán
Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 1/2023 Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 1/2023

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm