Công đoàn

3 nguyên nhân, 4 giải pháp cho công tác phòng cháy, chữa cháy tại các đô thị

ThS. Lại Sơn Tùng - Khoa Cảnh sát kinh tế, Học viện Cảnh sát Nhân dân
Trong thời gian qua, tình hình cháy, nổ trên phạm vi cả nước nói chung và tại các đô thị, thành phố lớn nói riêng đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến hết sức phức tạp. Bài viết sau đây chỉ ra một số nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các đô thị, thành phố lớn ở nước ta.
3 nguyên nhân, 4 giải pháp cho công tác phòng cháy, chữa cháy tại các đô thị
Công an PCCC quận Bắc Từ Liêm (TP. Hà Nội) tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hành PCCC tại Chung cư HanHud, phường Cổ Nhuế 1. Ảnh: MINH TÂM

Những nguyên nhân căn bản

Tại Việt Nam, trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây, quá trình đô thị hóa tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, … đang diễn ra một cách rõ rệt. Bước chuyển mình đó được thể hiện ở khía cạnh rõ nhất là có rất nhiều khu đô thị mới được hình thành; nhiều đô thị cũ được cải tạo, nâng cấp; ... Tuy nhiên, cùng với tốc độ đô thị hóa đó, tình hình cháy nổ tại những nơi này đang diễn ra theo chiều hướng hết sức phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Đơn cử như vụ việc cháy tại quán Karaoke ISIS số 231 Quan Hoa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội xảy ra vào ngày 01/8/2022, khiến 3 cán bộ, chiến sĩ hy sinh.

Theo Công an TP. Hà Nội, cơ sở xảy ra cháy là địa điểm kinh doanh Karaoke ISIS với quy mô gồm 5 tầng, 1 lửng, 1 tum, khối tích 1.260m3, kết cấu chịu lực chính là bê tông, cốt thép. Khu vực xuất phát cháy tại tầng 3, cháy lan lên các tầng trên và lan xuống các tầng bên dưới của tòa nhà.

Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của cơ sở dạng nhà ống với nhiều chất dễ cháy như mút, xốp, đồ da, gỗ,… và do tác động nhiệt của đám cháy dẫn đến một số bộ phận kết cấu làm trần giả, vật liệu trang trí bên trong nhà mất giới hạn chịu lửa và sập đổ.

3 nguyên nhân, 4 giải pháp cho công tác phòng cháy, chữa cháy tại các đô thị
Lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường chữa cháy tại quán Karaoke ISIS, số 231 Quan Hoa (TP. Hà Nội) bằng thang cẩu. Ảnh: VĂN NGÂN.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều vụ việc cháy nổ xảy ra tại các đô thị, thành phố lớn trong thời gian vừa qua. Việc xảy ra cháy tại các đô thị, thành phố lớn xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đặc thù của các đô thị, thành phố lớn là có mật độ dân cư đông đúc; trong khi đó, kết cấu xây dựng nhà ở, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thường sát nhau; thậm chí có những ngôi nhà còn cơi nới thêm so với kết cấu ban đầu, lấn chiếm diện tích khoảng không, dẫn đến không đảm bảo an toàn về PCCC.

Cùng với đó, hệ thống dây điện chằng chịt, các nhà xây mái che đua ra ngoài cũng khiến xe chữa cháy khó tiếp cận các đám cháy. Mặc dù, nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nhưng không phải ai cũng chủ động lắp đặt đầy đủ hệ thống thiết bị phòng chống cháy, nổ. Ngoại trừ các doanh nghiệp sản xuất đóng tại khu dân cư và các chung cư, nhà cao tầng được đưa vào sử dụng trong vài năm gần đây, còn lại đa phần nhà dân dụng đều không có phương tiện, dụng cụ phòng chống cháy, nổ.

Thứ hai, về cơ sở hạ tầng giao thông và nguồn nước chữa cháy: Đối với các đô thị, thành phố lớn, hệ thống giao thông trong khu dân cư thường rất phức tạp, có nhiều ngõ ngách, nhỏ hẹp; người dân tự ý xây các cột bê tông chắn ngang đường nên xe chữa cháy không thể đi vào. Không những thế, giao thông phục vụ công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ còn nhiều bất cập, các quy chuẩn, tiêu chuẩn hầu như chưa được áp dụng thực hiện trong quy hoạch đô thị.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC ở các khu dân cư, các hộ kinh doanh, các cơ quan, đơn vị, trường học chưa có chiều sâu; nội dung và hình thức tuyên truyền chưa thực sự đa dạng; nhất là các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, các kỹ năng chữa cháy, giải pháp thoát nạn.

Bên cạnh đó, lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác PCCC; người đứng đầu một số cơ sở sản xuất, doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm an toàn PCCC.

3 nguyên nhân, 4 giải pháp cho công tác phòng cháy, chữa cháy tại các đô thị
Diễn tập phương án PCCC cho người dân tại chung cư ở TP. Hà Nội. Ảnh: M. TÂM.

Các giải pháp cần thực hiện

Trên cơ sở những nguyên nhân được nêu trên, để nâng cao hiệu quả công tác PCCC tại các đô thị, thành phố lớn trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện tốt một số công tác sau đây:

Tích cực kiểm tra, rà soát công tác PCCC tại các khu dân cư, các hộ kinh doanh, các cơ quan, đơn vị, trường học; trong đó, chú trọng tập trung kiểm tra về các trang thiết bị PCCC, hệ thống báo cháy cũng như phương tiện chữa cháy. Đối với những khu nhà ở cơi nới sai quy định, cơ quan có thẩm quyền cần có cơ chế xử lý phù hợp, nhằm đảm bảo an toàn PCCC trong khu vực mình được phân công, phân cấp quản lý.

Các cơ quan có thẩm quyền cần sớm bổ sung, rà soát lại hệ thống giao thông trong các đô thị, thành phố lớn nhằm mục đích đảm bảo các xe cứu hỏa đến được từng hộ gia đình, hộ kinh doanh, từng tầng cao nhất của công trình, … Chú trọng đến việc rà soát toàn bộ hệ thống cấp nước PCCC, đảm bảo các họng chữa cháy phải được kiểm tra thường xuyên để đáp ứng công tác PCCC khi có sự cố cháy xảy ra.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp với các cơ quan thông tin - truyền thông nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác PCCC đến toàn thể người dân; xây dựng clip ngắn hướng dẫn cụ thể kỹ năng PCCC tại khu dân cư, các hộ kinh doanh, các cơ quan, đơn vị, trường học trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thường xuyên đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền cho người dân và người đứng đầu các đơn vị sản xuất, kinh doanh; khuyến khích, vận động các hộ gia đình, hộ kinh doanh mở lối thoát nạn thứ hai của nhà, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đồng thời cần trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thích hợp.

3 nguyên nhân, 4 giải pháp đảm bảo phòng cháy, chữa cháy tại các đô thị
Báo cáo viên tuyên truyền công tác PCCC cho công nhân Công ty TNHH Panko vina (Bình Dương). Ảnh: TÂM TRANG

Mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, mỗi hộ sản xuất kinh doanh, người đứng đầu và cán bộ, công nhân viên của các cơ sở sản xuất kinh doanh cần nâng cao ý thức trong việc phòng chống cháy, nổ và trang bị cho mình những kiến thức an toàn về PCCC như cách sử dụng bình cứu hỏa, cách xử lý các tình huống khi có vụ việc cháy, nổ xảy ra để có thể bảo vệ tính mạng và tài sản của chính mình cũng như của người khác.

Hà Nội: 3 chiến sĩ hy sinh khi chữa cháy tại phường Quan Hoa Hà Nội: 3 chiến sĩ hy sinh khi chữa cháy tại phường Quan Hoa

Khói âm ỉ quanh vụ cháy lớn xảy ra tại 231 Quan Hoa, P. Quan Hoa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội đã khiến 3 ...

Sức khỏe nghề nghiệp của lực lượng phòng cháy, chữa cháy Sức khỏe nghề nghiệp của lực lượng phòng cháy, chữa cháy

Luôn có mặt ở hiện trường nhanh nhất, bất chấp hiểm nguy lao vào đám cháy để cứu người, tài sản là nhiệm vụ của ...

Tập huấn công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng cháy, chữa cháy tại Đà Nẵng Tập huấn công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng cháy, chữa cháy tại Đà Nẵng

Ngày 8/6, Công đoàn Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng tổ chức hội nghị tập huấn công tác an toàn, ...

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Đột phá khoa học công nghệ, chuyển đổi số và sứ mệnh mới của tổ chức Công đoàn

Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng khoa học công nghệ là "chìa khóa vàng" để phát triển thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho những người làm công tác công đoàn: Công đoàn ở đâu và sẽ đóng vai trò như thế nào?
Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Công đoàn: “Mạch máu” dẫn truyền trách nhiệm trong “guồng quay” lợi nhuận

Nếu doanh nghiệp là “tế bào” của nền kinh tế, thì người lao động chính là “linh hồn” tạo nên sức sống cho “tế bào” đó. Công đoàn với vai trò “người đồng hành” chính là “mạch máu” dẫn truyền sự nhân văn và trách nhiệm trong “guồng máy” vận hành theo logic của lợi nhuận.

Tin tức khác

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Công đoàn “thần tốc" phát triển đoàn viên và bài học kinh nghiệm quý giá

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Công đoàn các Khu Công nghiệp (KCN) tỉnh Ninh Thuận đã hoàn thành đến 92% chỉ tiêu phát triển đoàn viên mà Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Ninh Thuận giao cho cả năm. Đây là một kết quả không chỉ mang lại niềm vui, sự phấn khởi cho cán bộ Công đoàn và đoàn viên tỉnh Ninh Thuận mà còn lan tỏa tinh thần tích cực, bài học kinh nghiệm quý báu cho các cấp công đoàn trong cả nước.
Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Công đoàn – “nền tảng đạo lý” trong kiến tạo doanh nghiệp có trách nhiệm

Một công đoàn mạnh, hoạt động thực chất chính là “chứng chỉ” niềm tin, một tấm “hộ chiếu nhân văn” để doanh nghiệp bước vững chắc ra thế giới.
Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân phát triển: Công nhân lớn mạnh, công đoàn vững chắc

Kinh tế tư nhân đang ngày càng thể hiện được vai trò “một động lực quan trọng của nền kinh tế” như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ XII xác định. Tầm quan trọng và hiệu quả của kinh tế tư nhân từ thực tế 40 năm đổi mới của đất nước một lần nữa cho thấy thành phần kinh tế này đang được định vị lại, có một vị trí xứng đáng.
Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Chuyển đổi số trong công đoàn: Đòi hỏi sống còn, không chỉ là khẩu hiệu

Trong kỷ nguyên số, khi lao động ngày càng phi truyền thống, các hình thức việc làm linh hoạt và xu hướng số hóa lên ngôi, tổ chức Công đoàn buộc phải thay đổi nếp tư duy.
Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Quan hệ lao động hài hoà: “Nền móng” cho “đòn bẩy” kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân đã và đang khẳng định vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, để “đòn bẩy” này thực sự phát huy hết tiềm năng, điều kiện tiên quyết không nằm ở vốn, công nghệ hay chính sách ưu đãi, mà ở chỗ sâu xa hơn: "Xây dựng một mối quan hệ lao động hài hòa, văn minh và hiện đại – nơi người lao động được bảo vệ, doanh nghiệp được tôn trọng và tổ chức công đoàn thực sự là đối tác phát triển".
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra công đoàn để làm mới công tác giám sát

Trong bối cảnh tổ chức Công đoàn đang đứng trước yêu cầu đổi mới toàn diện, công tác kiểm tra – giám sát càng trở nên then chốt để đảm bảo tính kỷ luật, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ Ủy ban Kiểm tra (UBKT) công đoàn các cấp vẫn còn là điểm nghẽn lớn, cần có giải pháp căn cơ để tháo gỡ.
Xem thêm