Kinh tế - Xã hội

Xuất hiện thêm nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại

Trung Mến
Tác giả: Trung Mến
Trung Quốc hiện đang đương đầu với quá nhiều thách thức mà các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế dài hạn trừ khi có những cải tổ mạnh mẽ.

Dấu hiệu kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chững lại tiếp tục xuất hiện thêm, thực tế này không khỏi khiến nhiều người hoài nghi về việc liệu chính phủ Trung Quốc đã hành động đủ mạnh để có thể kích thích kinh tế tăng trưởng, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố sản xuất Trung Quốc tháng 6/2023 sụt giảm đến tháng thứ 3 liên tiếp, ngành phi sản xuất đồng thời yếu đi, số lượng đơn hàng mới giảm trong cả ngành sản xuất và phi sản xuất. Số lượng việc làm trong nhiều ngành nghề đồng loạt giảm, dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu việc làm trong nhóm những người trẻ đang trở nên tồi tệ hơn.

Trung Quốc hiện đang đương đầu với quá nhiều thách thức mà các chuyên gia kinh tế cảnh báo rằng sẽ gây tổn hại đến tăng trưởng kinh tế dài hạn trừ khi có những cải tổ mạnh mẽ. Những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt bao gồm nợ cao, thất nghiệp cao, thị trường bất động sản hồi phục yếu trong ngắn hạn.

Những căng thẳng địa chính trị trong thời gian qua đã khiến cho nhiều doanh nghiệp sản xuất buộc phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng, xu thế này nhiều khả năng sẽ gây tổn hại đến vai trò của Trung Quốc trong vị thế “công xưởng” của thế giới.

Các số liệu công bố mới đây nhất có thể coi như bằng chứng cho thấy quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc hiện vẫn chưa vững vàng nhiều tháng sau khi chính quyền Bắc Kinh chấm dứt các biện pháp khắt khe kiểm soát COVID-19. Nhu cầu hàng hóa toàn cầu hạ nhiệt trong bối cảnh lạm phát cao trên toàn thế giới, cùng lúc đó nhu cầu nội địa đang mất đà.

Chỉ số sản xuất chính thức của Trung Quốc trong tháng 6/2023 tăng nhẹ lên mức 49 điểm từ mức 48,8 điểm trong tháng 5/2023, chưa vượt qua ngưỡng 50 điểm phân định giữa tăng trưởng và suy giảm, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) cho hay. Kết quả này hoàn toàn tương xứng với con số 49,1 điểm theo dự báo của các chuyên gia tham gia khảo sát của Wall Street Journal.

Chỉ số việc làm tại Trung Quốc tháng 6/2023 hạ nhiệt xuống còn 48,2 điểm, và như vậy suy giảm đến tháng thứ 4 liên tiếp, nó cho thấy những sức ép liên tiếp trên thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp trong những người lao động trẻ tuổi từ 16 đến 24 tăng lên mức cao kỷ lục 20,8% trong tháng 5/2023, một phần bởi số lượng việc làm trong ngành sản xuất sụt giảm.

Dù rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế tại Trung Quốc cố gắng duy trì vị thế của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu bằng việc đưa ra chính sách giảm thuế với các doanh nghiệp xuất khẩu, đồng thời cho phép đồng nhân dân tệ giảm giá, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở nước ngoài vẫn giảm bớt.

Số lượng đơn hàng xuất khẩu mới tháng 6/2023 tiếp tục giảm xuống ngưỡng thấp nhất trong 5 tháng là 46,4 điểm. Chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới nói chung vẫn ở trong tình trạng suy giảm ở mức 48,6 điểm.

Trong khi đó, chỉ số hoạt động của ngành dịch vụ, động lực quan trọng của quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19, trong tháng 6/2023 hạ nhiệt xuống 52,8 điểm từ mức 53,8 điểm của tháng 5/2023.

Chỉ số ngành dịch vụ như vậy thấp nhất tính từ tháng 12/2023 khi mà giới chức Bắc Kinh bất ngờ loại bỏ các biện pháp hạn chế đi lại đã gây tổn hại nặng nề đến đi lại cũng như khiến cho nhiều người dân thành phố quen với việc làm việc ở nhà suốt 3 năm qua.

Chỉ số việc làm của ngành phi sản xuất ở mức 46,8 điểm và như vậy đánh dấu 4 tháng suy giảm liên tiếp. Chỉ số đơn hàng xuất khẩu mới được tính toán ở mức 49,5 điểm, và như vậy giảm tháng thứ 2 liên tiếp.

Chỉ số của ngành xây dựng tháng 6/2023 hạ nhiệt xuống còn 55,7 điểm từ mức 58,2 điểm của tháng 5/2023, thấp nhất trong 6 tháng, bởi hoạt động phục hồi trên thị trường bất động sản chững lại.

Doanh số bán bất động sản tại 100 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc tháng 6/2023 giảm 28,1% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược hoàn toàn với mức tăng 6,7% trong tháng 4/2023, theo CREIC.

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm