![]() |
Dù vốn chủ sở hữu “tí hon” nhưng Vietravel vẫn muốn lấn sân vào ngành Hàng không |
Vietravel là doanh nghiệp lớn, thuộc hàng nhất nhì trong mảng lữ hành tại Việt Nam nên động thái thành lập Công ty TNHH Hàng không lữ hành Việt Nam (Vietravel Airlines) lập tức gây chú ý. Kế hoạch thành lập hãng hàng không riêng được ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel tiết lộ lần đầu tiên tại một hội thảo đầu tháng 4. Vietravel Airlines có vốn điều lệ ban đầu là 300 tỉ đồng, mới đây đã nâng vốn lên 700 tỉ đồng, đặt trụ sở tại thành phố Huế.
Việc gia nhập thị trường hàng không của Vietravel theo đánh giá của một số chuyên gia là quyết định khá liều lĩnh. Bởi việc vận hành một hãng hàng không mới đòi hỏi tiềm lực tài chính mạnh của nhà đầu tư là một yếu tố then chốt nhất, cùng với chuyên môn, kinh nghiệm, hệ thống mạng lưới... Những yếu tố này đều không phải thế mạnh của Vietravel.
Nguyên nhân theo báo cáo tài chính quý II/2019, tại thời điểm 31/6/2019, tổng tài sản của Vietravel đạt 1.654 tỷ đồng. Trong đó, nợ phải trả của Vietravel lên tới 1.453 tỷ đồng, chiếm 87% trong cơ cấu nguồn vốn. Trong khi đó, chỉ rót ‘vỏn vẹn’ 5 tỷ đồng vào Vietravel Airlines.
Nợ phải trả phần lớn đến từ khoản mục phải trả người bán ngắn hạn và người mua trả tiền trước ngắn hạn là 1.052 tỷ đồng. Còn ở phía bên kia bảng cân đối kế toán, phần lớn tài sản của công ty là các khoản phải thu ngắn hạn với quy mô 957 tỷ đồng. Số dư tiền chỉ vào khoảng 240 tỷ đồng.
![]() |
Vietravel mới rót 5 tỷ vào hãng hàng không của mình. Ảnh minh họa |
Vì vậy, việc Vietravel khai thác đường bay được đánh giá chung là khá mạo hiểm. Một số hãng Hàng không khác như Vietnam Airlines - hãng hàng không quốc gia với sở hữu nhà nước 86,19% - hiện có vốn chủ sở hữu hơn 19.870 tỉ đồng cùng nguồn huy động vốn từ các tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước.
Hãng hàng không tư nhân Vietjet Air sau hơn 12 năm thành lập và phát triển, hiện vốn chủ sở hữu tăng mạnh lên mức hơn 15.507 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Vietjet Air có mối liên hệ mật thiết với HDBank cùng các tổ chức tài chính, kênh huy động vốn hiệu quả trên sàn chứng khoán... để đảm bảo tài chính cho các kế hoạch đầu tư mua sắm máy bay, vận hành khai thác.
Hay như Bamboo Airways mới gia nhập thị trường hàng không từ năm 2018 đã nhanh chóng nâng vốn điều lệ lên 1.300 tỉ đồng. Bamboo Airways thuộc sở hữu 100% vốn của Tập đoàn FLC và được hậu thuẫn tài chính lớn nhờ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty mẹ lên đến hơn 9.023 tỉ đồng.
Theo đó, động thái của Vietravel là xin ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua việc phát hành 700 tỷ đồng trái phiếu nhằm bổ sung vốn cho dự án Vietravel Airlines (ngày 8/8). Quy mô của đợt phát hành trái phiếu đúng bằng vốn điều lệ đăng ký của Vietravel Airlines . Tuy nhiên đến nay, Vietravel cũng chưa công bố kết quả về việc xin ý kiến cổ đông trên.
![]() Cục Hàng không Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) về dự án thành lập hãng hàng không Vinpearl Air của ... |
![]() Phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết, nếu muốn được bay, hãng hàng không Vinpearl Air phải đáp ứng ... |
![]() 6h sáng ngày 16/1/2019, chuyến bay đầu tiên của Hãng Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã cất cánh từ TP. Hồ Chí Minh đi ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
