Kinh tế - Xã hội

Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda

Ngọc Hải
Tác giả: Ngọc Hải
Biểu tượng Skoda đã trải qua lịch sử gần 130 năm thăng trầm, xuyên suốt từ thời kỳ đế chế Áo - Hung đến Cộng hoà Séc ngày nay.
logo Škoda
Logo mũi tên có cánh của Škoda.

Skoda, hay Škoda, là một trong những thương hiệu ô tô lâu đời nhất thế giới và là thương hiệu ô tô Đông Âu cũ vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Đến nay biểu tượng Škoda đã có mặt ở hơn 100 nước và nằm trong danh sách 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất châu Âu, với hơn nửa triệu xe vào năm 2022.

Những chiếc xe Škoda sẽ được bán tại Việt Nam từ tháng 4 tới và tiếp đó, khi đi vào hoạt động, nhà máy tại Quảng Ninh sẽ là cơ sở sản xuất ô tô thương hiệu Czech đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Đó là một hành trình dài kể từ khi hãng xe này được thành lập.

Tháng 12/1895, Václav Laurin - một thợ khóa và Václav Klement - một người bán sách, cùng chung niềm đam mê đi xe đạp, đã bắt đầu cơ sở sản xuất xe đạp của riêng họ.

Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda
Logo đầu tiên ra đời cho thấy đây là hãng xe đạp.

Công ty có tên Laurin & Klement này đặt ở Mladá Boleslav, ban đầu gồm 5 nhân viên. Logo (biểu tượng) đầu tiên được đính trên ghi-đông những chiếc xe đạp bán ra. Logo này mang tên của hai người sáng lập phía trên, địa danh nơi đặt trụ sở phía dưới và ở giữa trang trí lá cây đoạn, biểu tượng của người Slavs.

Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda
Logo này được in trên bình xăng của những chiếc xe máy.

Đến năm 1899, sau 4 năm thành công, Laurin & Klement bắt đầu sản xuất xe máy và đổi tên công ty thành Laurin & Klement Co. Những chiếc xe của hãng cũng đã giành được nhiều chiến thắng trong các cuộc đua. Lúc này, một chiếc logo thiết kế mới ra đời, và được gắn đặt trên bình xăng. Laurin cũng là người đầu tiên trên thế giới tìm được vị trí lý tưởng đặt động cơ ở phần dưới của khung xe.

Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda
Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Škoda
Logo viết tắt tên các nhà sáng lập.

Năm 1914, bước ngoặt diễn ra khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Laurin & Klement Co, như nhiều công ty vào thời điểm đó, cũng tham gia sản xuất phục vụ các lực lượng vũ trang.

Sự ra đời cái tên Škoda - Hư hỏng

Ngoài ô tô con, Laurin & Klement còn chế tạo cả xe tải, xe buýt, động cơ máy bay và máy móc nông nghiệp. Năm 1925, Laurin & Klement được Škoda Works - một trong những công ty chế tạo máy và vũ khí lớn nhất ở Trung Âu thời đó - mua lại, đánh dấu hình thành một quan hệ đối tác cùng có lợi.

Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda
Logo Skoda được sử dụng đồng thời với logo cũ.

Hãng này sáng lập bởi Emil Ritter von Škoda, một kỹ sư và nhà công nghiệp người Bohemian. Lúc này, các xe ô tô của hãng được gắn cùng lúc hai logo, một kể trên và một hình oval, cũng có vòng nguyệt quế bao quanh, ở giữa là chữ Skoda.

Điều thú vị là Škoda, một cái họ khá phổ biến ở Séc, lại mang nghĩa không hay lắm nếu không phải danh từ riêng. Trong tiếng Séc, và cả tiếng Slovakia, Slovenia (đều có nguồn gốc từ tiếng Đức cổ), škoda có nghĩa “hư hỏng, thiệt hại”. Tên chỉ là cái tên, nhưng tên hãng xe mang nghĩa nghe khá trái ngược với điều mà mọi nhà sản xuất hướng tới là chất lượng sản phẩm, nên cũng không ra không ít sự tò mò, thắc mắc.

Nguồn gốc logo của hiện tại

Giai thoại kể rằng, vào khoảng năm 1918-1919, tại văn phòng quản lý ở Plzeň có một bức tranh vẽ một thổ dân Mỹ và bức tranh là nguồn cảm hứng cho việc đăng ký một nhãn hiệu thương mại, với hình như chú chim đang bay kèm dòng chữ Skoda.

Thực chất đây là một nũi tên có cánh: Mũi tên là vũ khí đặc trưng của người da đỏ, còn cánh là chiếc mũ lông chim nổi tiếng. Theo diễn giải của các chuyên gia về biểu tượng, mũi tên có cánh thể hiện sự năng động của thương hiệu, không ngừng tiến lên phía trước với sự chính xác.

Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda
Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda
Logo mũi tên có cánh những phiên bản đầu tiên.

Ban đầu, nó có hình mũi tên với cánh 5 lông chim, sau đó được giản lược đi còn 3 lông chim, chữ Skoda bị loại bỏ.

Năm 1939 nổ ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Tiệp Khắc (gồm Czech và Slovakia) bị quân Đức chiếm đóng và khoảng thời gian cho đến năm 1945 là một khoảng thời gian khó khăn đối với Škoda. Rất ít xe được chế tạo, phần lớn các cơ sở tập trung sản xuất khí tài cho đội quân phát-xít.

Sau chiến tranh đến giai đoạn quốc hữu hoá Škoda. Giai đoạn này chứng kiến những thành công nhất định. M​ẫu xe Tudor được xuất khẩu và bán tốt ở Úc, hay chiếc 1200 được chuộng đến mức được sản xuất tới năm 1973 mới dừng lại.

Năm 1989, Bức tường Berlin bị dỡ bỏ. Škoda lập tức tìm kiếm một đối tác mạnh có thể giúp họ cạnh tranh trên thị trường và nhanh chóng thiết lập liên doanh với Volkswagen.

Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda
Logo này được dùng tỏng hơn 20 năm.

Škoda lúc đó trở thành thương hiệu thứ tư trong tập đoàn Volkswagen, cùng với Volkswagen, Audi và Seat. Kể từ đó, Škoda ngày càng phát triển mạnh mẽ. Không lâu sau đó, logo mới xuất hiện. Màu xanh lam được thay thế bằng màu xanh lá cây, chữ Škoda xuất hiện trở lại. Kể từ năm 1994, màu logo chính là đen và xanh lá cây.

Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda
Lần đầu tiên logo được tách thành hai phần: Biểu tượng chữ và biểu tượng hình ảnh.

Logo được làm mới một lần nữa vào năm 2011. Vòng tròn rộng bên ngoài được thay thế bằng một vòng tròn mạ crôm màu bạc mỏng hơn. Sự thay đổi trong thiết kế này dành nhiều không gian hơn cho mũi tên có cánh, nhờ đó mũi tên này trở nên nổi bật hơn nhiều. Phông chữ Škoda cũng mới và được đặt phía bên ngoài.

Vì sao hãng xe nổi tiếng lại có tên ‘Hư hỏng’ và lịch sử biểu tượng Skoda
Hình bên phải là logo được sử dụng từ 2023 trở đi.

Đến 2016, logo lại được thay đổi, nhưng chỉ bằng cách đưa chữ Škoda từ bên trên vòng tròn xuống bên dưới.

Hãng xe tuyên bố, từ 2023, biểu tượng sẽ được chuyển từ dạng 3D sang thiết kế phẳng và đơn giản hơn, màu sắc được chuyển về đồng nhất một màu xanh cho biểu tượng và chữ. Hai thành phần này có thể dùng tách rời. Theo nhiều nghiên cứu, logo dạng typography (đồ hoạ chữ) dễ nhận dạng và phân biệt hơn. Theo đó, dấu trọng âm bên trên chữ “S” đã được tích hợp vào ngay chữ viết, thay vì tách rời, để tạo nên sự cân đối, hài hoà.

Một chặng đường mới bắt đầu, nhiều thử thách và chinh phục. Có thể coi việc chuẩn bị sản xuất tại Việt Nam là một dấu mốc quan trọng với Škoda. Trước đây, hãng mới chỉ có nhà máy ở Czech, Slovakia, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm