Kinh tế - Xã hội

Vì sao dự trữ tiền tệ cao giúp bảo vệ tốt hơn cho một quốc gia?

Trung Mến
Tác giả: Trung Mến
Việc “chiến đấu” trên thị trường tiền tệ vốn từng được người đứng đầu các ngân hàng trung ương và hoạch định chính sách coi như thiếu khôn ngoan.

Việc tiêu tốn dự trữ ngoại hối để có thể tạo ra những yếu tố gây ảnh hưởng đến tỷ giá tiền tệ bị coi là ngu ngốc và thậm chí phù phiếm. Thế nhưng theo quan điểm thông thường, một nước đang cố gắng bảo vệ đồng nội tệ nên nâng lãi suất chứ không phải bán ra dự trữ.

Theo nội dung bài báo mới đây được Economist đăng tải, thế giới đã đương đầu với “phép thử” vào năm ngoái khi mà người Mỹ nâng lãi suất không ngừng và đồng USD tăng lên về giá trị. Giới chức quản lý tại nhiều nền kinh tế mới nổi đã phải dùng đến dự trữ để bảo vệ đồng nội tệ.

Tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy rằng dự trữ ngoại hối toàn cầu giảm ước tính 1,1 nghìn tỷ USD trong khoảng thời gian từ cuối năm 2020 cho đến quý 3/2022, dự trữ tính bằng đồng USD chiếm khoảng nửa trong mức suy giảm này.

Trong vài tháng qua, quá trình này tuy nhiên đã đảo chiều khi mà đồng USD hạ giá và áp lực can thiệp tỷ giá đồng tiền dịu đi. Tổng dự trữ của 4 nước/lãnh thổ lớn tại châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan đã tăng ước tính 243 tỷ USD tính từ tháng 10/2022 thông qua hàng loạt biện pháp tái định giá và mua vào lên ước tính khoảng 5,6 nghìn tỷ USD.

Dự trữ ngoại hối của Ấn Độ tăng 42 tỷ USD tính từ tháng 10/2022 và rồi đã hồi phục lại ước tính khoảng 30% trong khoảng thời gian 12 tháng tiếp theo.

Một nghiên cứu gần đây của Văn phòng Tổng Kiểm toán Tiền tệ Mỹ (OCC) và các đồng tác giả cho thấy rằng những bên dự trữ nhiều tiền tệ trên thực tế có đủ lý do để xây dựng lại dự trữ tiền tệ. Những nước bước vào năm 2021 với dự trữ tiền tệ lớn và độ tín nhiệm cao trong việc can thiệp để ngăn đồng nội tệ xuống giá sâu.

Các tác giả này tính toán rằng cứ mỗi khi dự trữ bổ sung được tính toán tăng thêm khoảng 10 điểm phần trăm GDP sẽ giúp ngăn đồng nội tệ xuống giá khoảng từ 1,5% đến 2% tính trong tương quan với tỷ giá đồng USD.

Nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu giai đoạn này với dự trữ tiền tệ thấp đã phải hứng chịu sự xuống giá sâu của các đồng nội tệ. Đồng pound của Ai Cập, ở thời điểm đầu năm 2020 giao dịch với đồng USD ở mức khoảng 16 pound/USD, giờ đây đã là 31pound/USD.

Trong khi đó, tỷ giá chính thức của đồng rupee của Pakistan cũng đã suy yếu, từ mức 154 rupee/USD ở thời điểm đầu đại dịch COVID-19 xuống còn 278 rupee/USD trong thời gian gần đây. Tỷ giá trên thị trường “chợ đen” thậm chí còn thấp hơn nữa.

Ông Ahmed và những đồng tác giả của nghiên cứu khẳng định rằng dự trữ ngoại tệ thấp có thể có thêm một cái lợi khác. Bởi chỉ khi có dự trữ ngoại tệ lớn, chính phủ các nước sẽ không cần phải sử dụng công cụ lãi suất để điều chỉnh tỷ giá đồng tiền, như vậy chính sách tiền tệ sẽ phục vụ tốt hơn cho các mục tiêu nội địa.

Rủi ro ở đây là ở chỗ việc can thiệp tỷ giá tiền tệ vốn được coi như cách để tránh các đợt nâng lãi suất đau đớn. Dù rằng Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) không công khai phản đối việc can thiệp tỷ giá như trước đây, IMF cũng đưa ra một số hạn chế.

Gần đây, vào thời điểm tháng 10/2022 khi mà đồng USD lập đỉnh, phó giám đốc điều hành của IMF – ông Gita Gopinath và chuyên gia kinh tế trưởng của IMF – ông Pierre-Olivier Gourinchas đã cảnh báo các nước đang phát triển không sử dụng việc can thiệp tiền tệ trong bối cảnh chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt.

Những gì mà các nước có dự trữ tiền tệ lớn trải qua trong đợt tăng giá của đồng USD thời gian qua có thể khiến cho chính phủ các nước có quan điểm khác. Việc có thể tránh được áp lực thực hiện theo các đợt nâng lãi suất của Fed là mục tiêu của nhiều nước đang phát triển, và khi mà họ càng có dự trữ ngoại tệ lớn, họ sẽ càng làm tốt nhiệm vụ này.

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm