![]() |
Dự báo đường đi của cơn bão số 4. |
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 4 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc vào đất liền Việt Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25 km. Đến 04 giờ sáng mai (30/8), tâm bão cách đất liền các tỉnh Nghệ An - Quảng Bình khoảng 120 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (khoảng 75 đến 100 km/giờ), giật cấp 12.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20 km và đi vào đất liền các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11. Đến 16 giờ chiều mai (30/8), tâm bão trên đất liền khu vực Trung Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10.
Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15-20 km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).
Do ảnh hưởng của bão số 4, các tỉnh Thanh Hóa đến Quảng Trị từ sáng sớm ngày 30/8 gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11.
Từ chiều và đêm nay (29/8) đến ngày 2/9 ở Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to. Tổng lượng mưa phổ biến cả đợt tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị là 250-400 mm. Tại Thừa Thiên Huế, Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ là 200-300 mm. Khu vực Nam đồng bằng Bắc Bộ và Đà Nẵng là 100-200 mm. Khu vực trung du, vùng núi Bắc Bộ là 50-120 mm.
Do mưa lớn, dự báo trên các sông suối trên lưu vực sông Hồng- Thái Bình, sông Hoàng Long, các sông từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên từ 3-7 m. Mực nước đỉnh lũ trên sông Thao và lưu lượng đến hồ Hòa Bình trên sông Đà, sông Hoàng Long có khả năng đạt mức báo động 1 đến báo động 2. Thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh lên mức báo động 3, hạ lưu lên mức báo động 2. Các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế lên mức báo động 2.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng trũng các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nguy cơ ngập lụt tại thành phố Hà Nội, các khu đô thị thuộc đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
