
Chỉ nhận được 50% mức lương doanh nghiệp trao đổi, người lao động cần làm gì? |
![]() |
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện. Ảnh minh hoạ. |
Độc giả đặt câu hỏi: Tôi được đào tạo chuyên môn đúng chuyên ngành thạc sĩ, tuy nhiên doanh nghiệp trả lương theo trình độ cử nhân. Như vậy có đúng hay không hay căn cứ vào điều khoản gì?
Trả lời thắc mắc này, Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim cho biết, Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động như sau:
- Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
- Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
- Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Như vậy, doanh nghiệp bắt buộc phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động để tuyển dụng lao động và thỏa thuận lương theo công việc với người lao động.
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân và 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức có một trong các hành vi sau đây: “Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng".
Theo đó, hiện tại theo quy định Bộ Luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì không quy định về việc xây dựng thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp mà doanh nghiệp tự chủ động xây dựng.
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì người tập sự có trình độ đào tạo là thạc sĩ, tiến sĩ sẽ được hưởng mức lương và bậc lương cao hơn người tập sự có trình độ cử nhân. Tuy nhiên, nghị định này chỉ áp dụng cho đối tượng công chức nhà nước.
Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi này trước hết cần xác định người sử dụng lao động trong trường hợp này thuộc khối nhà nước hay khối tư nhân:
- Đối với khối nhà nước: Tiêu chí tuyển dụng thông qua thi tuyển, xét tuyển, được bổ nhiệm và được trả lương từ nguồn ngân sách nhà nước thì có xét đến trình độ, học vấn là bậc cử nhân hay thạc sĩ/ tiến sĩ để xác định mức lương, bậc lương.
- Đối với khối tư nhân: Tuyển dụng thông qua thỏa thuận và trả lương căn cứ chủ yếu vào thực tế năng lực làm việc. Vì vậy, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng yêu cầu và trả lương cho người lao động căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ của người lao động.
Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim
![]() Người lao động (NLĐ) sơ suất làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc gây thiệt hại tài sản của công ty thuộc một trong ... |
![]() Một nghiên cứu về việc theo đuổi ý nghĩa trong công việc khu vực Đông Nam Á được công bố mới đây cho thấy: Khi ... |
![]() Lương là một trong những vấn đề người lao động quan tâm hàng đầu khi tham gia vào mối quan hệ lao động. |
Tin mới hơn
