Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính
Phóng sự điều tra

Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính

TRẦN LƯU
Tác giả: TRẦN LƯU
Các công ty này hoạt động rầm rộ tại địa bàn đông công nhân lao động dưới "vỏ bọc" tư vấn vay vốn tín chấp miễn phí để mở tài khoản trái phép, thu lợi bất chính.
Vietcombank thông tin về khách hàng tại Bắc Ninh bị lừa đảo

Ngày 3/4, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với đại diện Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và đại diện Công an tỉnh Phú Yên tổ chức buổi thông tin báo chí về tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao.

Trước đó, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an phối hợp Công an tỉnh Phú Yên, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Bến Tre triệt phá đường dây tội phạm chuyên thu thập, sử dụng thông tin cá nhân để mở hàng trăm ngàn tài khoản ngân hàng trực tuyến trái phép, thu lợi bất chính.

Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính

Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: P.V.

Các đối tượng nhắm vào địa bàn khu công nghiệp, nơi có đông công nhân để mở chi nhánh công ty tài chính cho vay tiền, rồi quảng bá để thu hút công nhân lao động đến vay tiền tín chấp.

Khi công nhân đến vay vốn, các đối tượng thu thập thông tin chi tiết, chụp ảnh của họ để lấy thông tin, mở trái phép tài khoản ở các ngân hàng. Trung bình, mỗi tháng các đối tượng tạo lập trái phép và đưa ra thị trường khoảng 20.000 tài khoản, chủ yếu là tài khoản ngân hàng và một số tài khoản chứng khoán.

Cơ quan điều tra xác định các đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Nhung (SN 1992), Võ Minh Hùng (SN 1985), Lê Ngọc Anh, Nguyễn Bá Việt, Nguyễn Phương Loan, Nguyễn Thị Như Ngọc và Nguyễn Thanh Xuân thành lập Công ty TNHH Tư vấn tài chính Nhung Nguyễn và Công ty TNHH Tư vấn tài chính Minh Anh với hàng chục chi nhánh hoạt động rầm rộ tại các địa bàn có nhiều khu công nghiệp, khu dân cư đông người để tư vấn vay vốn tín chấp miễn phí.

Khám xét tại 12 chi nhánh của 2 công ty này, cơ quan Công an thu giữ 4 con dấu, 3 giấy phép kinh doanh, 70 điện thoại di động, 12 máy tính, hàng chục nghìn tài khoản ngân hàng trực tuyến, hàng nghìn sim điện thoại rác để mở tài khoản trái phép.

Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính

Đại diện Công an tỉnh Phú Yên cung cấp thông tin tại cuộc họp. Ảnh: P.V.

Làm việc với cơ quan Công an, các đối tượng khai nhận đều hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính, lợi dụng chính sách ưu đãi của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trong nước và kẽ hở của công tác quản lý để mở và sử dụng trái phép tài khoản ngân hàng trong một thời gian dài.

Đường dây phạm tội công nghệ cao này dưới vỏ bọc là công ty tài chính với 12 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố. Cơ quan điều tra phát hiện có tới khoảng 50 nghìn tài khoản mạng xã hội được các đối tượng lập ra, đồng thời phát hiện hơn 2.500 sim rác.

Mục đích của việc mở tài khoản ngân hàng, trước mắt là nhằm hưởng khuyến mãi của ngân hàng từ 20.000 đến 50.000 đồng/1 tài khoản. Tổng số tài khoản các đối tượng đã mở lên khoảng 40.000-50.000 tài khoản. Các đối tượng đã thu lợi bất chính nhiều tỉ đồng.

Theo Công an tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến nay cơ quan này tiếp nhận tin báo của 34 người về việc bị tội phạm công nghệ cao lừa đảo với tổng số tiền khoảng 15 tỷ đồng.

Có nhiều nguyên nhân các nạn nhân bị lừa, trong đó có 3 nguyên nhân chính do lo sợ, lòng tham và thiếu hiểu biết. Công an tỉnh Bình Dương khuyến cáo người dân không thực hiện theo hướng dẫn của người lạ trên không gian mạng. Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an để truy xét, xử lý.

Đối với công nhân lao động, sinh viên có nhu cầu vay vốn thì tìm đến ngân hàng có cơ sở pháp lý để vay. Không nhẹ dạ cả tin, nghe theo các nhóm đối tượng để tránh bị lợi dụng.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo nhận tiền khi tham gia BHYT được 5 năm liên tục Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo nhận tiền khi tham gia BHYT được 5 năm liên tục

Bảo hiểm xã hội (BHXH) quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng vừa phát đi cảnh báo về việc có một trường hợp bị lừa đảo ...

Lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua mạng Lừa đảo đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua mạng

Một số tổ chức, các nhân đã đăng tải nhiều thông tin đơn hàng tuyển dụng lao động đi làm việc tại các thị trường... ...

Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết Bị lừa đảo qua mạng, nữ công nhân không dám về quê ăn Tết

Tưởng rằng sẽ được vay tiền giải quyết khó khăn trước mắt, chị D. không ngờ bị sập bẫy lừa đảo, trong thời gian ngắn ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm