![]() |
Có hay không một xã hội token economy hoàn hảo - Ảnh minh hoạ. |
Còn nhiều kỹ thuật và thủ thuật khác nữa mà các chuyên gia thiết kế có thể áp dụng để giúp hệ thống token economy phát triển lan toả ra toàn xã hội. Nhưng lan toả đó có thực sự bền vững hay không lại phụ thuộc vào khả năng đem lại lợi ích cho số đông của một hệ thống token economy.
Nhưng… số đông là số đông nào? Vì có tới 3 số đông, hay thường gọi là nhóm lợi ích chính chi phối một xã hội mà trong nhiều trường hợp lợi ích trái ngược nhau. Nhóm cầm quyền thực ra không đông lắm nhưng họ lại có quyền áp đặt luật lệ. Nhóm nhiều tiền cũng chỉ không quá 5% nhưng họ lại mua được nhiều thứ ảnh hưởng đến hệ thống. Nhóm bình dân đông nhất, không mạnh, không nhiều tiền, nhưng lại là nhóm “khách hàng” chính. Để token economy thoả mãn tuyệt đối cả ba nhóm là điều không thể. Tuỳ từng thời điểm, token economy sẽ phải cân bằng lợi ích của các nhóm để tồn tại và phát triển. Bài toán này thực ra rất đau đầu. Đến cả các ông lớn như Google, Facbook cũng chưa có cách giải tối ưu. Tuy nhiên, public blockchain có thể là lời giải hay. Nếu một hệ thống token economy dựa trên public blockchain để tạo ra cơ chế thưởng phạt token công khai, minh bạch và không thể bị thao túng bởi bất cứ bên nào sẽ có nhiều cơ hội là lựa chọn của các bên. Trong quá trình nghiên cứu token economy, tác giả đã thử phác hoạ mô hình xã hội token economy lý tưởng có tên gọi là Utopium như sau.
Utopium là xã hội ứng dụng hệ thống giám sát, chấm điểm công dân và hợp đồng thông minh, hệ thống xử lý dữ liệu ứng dụng AI và blockchain như sau:
- Bất cứ ai cũng có thể quyết định có tham gia hay không vào bất cứ lúc nào. Thời gian tham gia của công dân sẽ là một yếu tố tính điểm để phân chia thu nhập. Mỗi người có 1 thời gian không tham gia mà không bị trừ điểm, ngoài thời gian đó sẽ bị trừ điểm. Có các khu vực không giám sát kiểu khu nghỉ dưỡng có tính phí dành riêng cho các công dân không tham gia.
- Hệ tiêu chí chấm điểm token sẽ được đánh giá và sửa đổi khi có đủ lượng công dân yêu cầu.
- Mỗi công dân có thể chọn các hình thức ghi nhận hoạt động khác nhau bao gồm: Ghi âm, ghi hình, ghi lại nội dung bởi các bên thứ ba…
- Mọi công dân được quyền tham gia thảo luận và đánh giá các vấn đề xã hội. Những người được số đông đánh giá cao sẽ được gắn thứ hạng chuyên gia trong mỗi lĩnh vực của đời sống. Thứ hạng chuyên gia của người đánh giá sẽ quyết định trọng số của đánh giá của người đó ở các vấn đề liên quan. Việc phân loại, gắn thứ hạng và xác định chủ đề liên quan sẽ được thực hiện bởi phần mềm ML hoặc AI với các thuật toán công khai.
- Luật pháp và quy định được đưa ra bàn luận công khai và bắt buộc các công dân có quyền lợi liên quan phải tham gia đánh giá. Các điều luật được số đông (có tính trọng số) đánh giá tốt sẽ được đưa vào áp dụng. Các điều luật không đủ phiếu nhưng cần thiết sẽ được áp dụng với điều kiện có sự xem xét của các chuyên gia trong từng trường hợp.
- Dịch vụ công sẽ được thực hiện online và được chấm điểm bởi các bên sử dụng dịch vụ (có tính trọng số) và những người cung cấp dịch vụ được nhận thu nhập theo kết quả công việc.
- Hệ thống phân tích thống kê, học máy và AI sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng công dân dựa trên đóng góp được ghi nhận của họ vào sự phát triển của xã hội. Cơ chế khuyến khích tiến bộ sẽ được áp dụng để thúc đẩy mỗi công dân cải thiện bản thân tốt hơn qua thời gian.
- Một số hoạt động cần xác thực sẽ được cung cấp bởi các bên chuyên làm dịch vụ xác thực có cam kết trước pháp luật. Các bên này có tài khoản riêng có thể đưa dữ liệu trực tiếp vào các hợp đồng thông minh.
- Chính phủ sẽ cung cấp các dịch vụ giám sát và bảo mật cao hơn cho công dân. Những hoạt động cần sự giám sát hoặc bảo mật cao hơn sẽ được đăng ký vào các hệ thống này….
- Mỗi năm chính phủ sẽ dành ngân sách để chia tiền cho công dân dựa trên số điểm họ thu được dưới dạng tiền mật mã (Cryptocurrency) thông qua hợp đồng thông minh được công khai mã nguồn.
Mặc dù cho đến nay, cả hai dự án Karma và chấm điểm công dân ở Quý Châu đều chưa thành công nhưng không thể phủ nhận tiềm năng của token economy đối với quá trình phát triển một xã hội văn minh sau này. Với token economy và các công nghệ hiện đại, liệu con người có thể thiết kế được một mô hình xã hội tốt hơn, khuyến khích con người hướng thiện, giảm bớt những thói hư tật xấu và những lãng phí đi kèm được không? Liệu có khi nào Utopium trở thành tôn giáo mới không?
Những câu hỏi này cùng với các bổ sung về xã hội Utopium này xin được để ngỏ đón nhận những ý kiến thảo luận từ độc giả.
![]() Sự kiện mạng xã hội “thuần Việt” Lotus ra mắt công chúng cùng tính năng Token vào tối 16/9 đã khiến cho công chúng và cộng ... |
![]() Những công cụ người dùng mong muốn ở một ứng dụng mạng xã hội khá mờ nhạt trên Lotus, nhưng nhiều bài viết của các ... |
![]() Sau buổi ra mắt, khái niệm Token trong MXH Lotus được giải thích cụ thể và thu hút được sự quan tâm của giới trẻ ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
