![]() |
Bệnh nhân số 91 đã tỉnh và nhận biết được xung quanh |
Hơn một tuần sau cuộc hội chẩn ba miền lần thứ 3 và đặc biệt là sau khi được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân số 91 (phi công người Anh) đã có những thay đổi ngoạn mục, được coi là "kỳ tích" khi trước đó phổi gần như đông đặc, xơ cả hai lá phổi, chỉ còn 10% hoạt động.
![]() |
Bệnh nhân phi công người Anh khi vừa được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
Báo Tuổi Trẻ thông tin, bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM chia sẻ: "Tin phi công người Anh hoàn toàn tỉnh táo khiến các y bác sĩ từng điều trị cho anh rất vui. Có lẽ mọi người dân Việt đều cảm thấy xúc động và ấm áp. Bệnh nhân 91 đã hoàn toàn tỉnh táo, thật là kỳ diệu, đó như là một kỳ tích trong y khoa".
Theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm - Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, thể bệnh của bệnh nhân 91 tương tự thể bệnh bệnh nhân 19, cùng có dấu hiệu là đông đặc phổi. Bác sĩ Khiêm chia sẻ, sau giai đoạn tổn thương có thể xảy ra những chiều hướng hoặc là phổi xẹp, thối rữa, mủn ra và không hồi phục, hoặc là tương tự như vết thương ở da, sẽ liền lại sau một thời gian.
![]() |
Bệnh nhân 91 đã có những thay đổi ngoạn mục |
"Có trường hợp tùy cơ địa của bệnh nhân, vết thương sẽ thành sẹo xấu, nếu ở phổi thì sẹo sẽ là các dải xơ, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của bệnh nhân, nhưng có trường hợp sẹo cũng sẽ liền ổn hơn, tái cấu trúc, ảnh hưởng sau này sẽ không nhiều bằng người cơ địa sẹo xấu. Vì thế giai đoạn bệnh nhân nặng, các thầy thuốc giữ cho bệnh nhân sống được để sau này những vết thương ấy phục hồi, hiện giờ bệnh nhân đang ở giai đoạn phục hồi" - bác sĩ Khiêm nói.
Bác sĩ Khiêm cũng cho biết qua theo dõi đã có những bệnh nhân bị tổn thương phổi tương tự bệnh nhân 91 nhưng sau thời gian (tính bằng một số tháng) thì phổi cũng phục hồi.
Phi công người Anh là một trong hai ca nhiễm COVID-19 nặng nhất tại Việt Nam, phải chạy máy ECMO. Điều trị cho bệnh nhân này luôn có một ekip túc trực, gồm một bác sĩ và hai điều dưỡng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM ngày đêm bên cạnh bệnh nhân để theo dõi sát những diễn biến. Do đây là căn bệnh lây nhiễm, bác sĩ, điều dưỡng trực đều phải mặc đồ bảo hộ chuyên dụng để tránh lây bệnh, cứ 3-4 giờ lại phải thay ekíp trực trong phòng áp lực âm.
![]() |
Y bác sĩ làm việc tại khoa Cấp cứu - hồi sức tích cực chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP. HCM, nơi bệnh nhân 91 từng điều trị - Ảnh: X.MAI |
Trước đó, SGGP đưa tin, PGS-TS Lương Ngọc Khuê khẳng định, mặc dù đã được ngưng sử dụng ECMO, nhưng tình trạng của bệnh nhân thứ 91 vẫn còn nặng, cần được chăm sóc, theo dõi sát các chỉ số và tình trạng nhiễm trùng nặng, kháng thuốc. Bệnh nhân còn cần nhiều tuần để cai máy thở và phục hồi chức năng vận động và các chức năng khác.
Trong những ngày tới, phi công người Anh này sẽ tiếp tục được sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng của vi khuẩn Burkholderia Cepacia và phòng ngừa những nguy cơ có thể nhiễm khuẩn mới. Song song với đó sẽ tiếp tục được tập vật lý trị liệu tích cực để sớm phục hồi cải thiện về sức cơ cũng như chức năng hô hấp; dinh dưỡng cũng phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục.
![]() Covid-19 - cập nhật thông tin 7h sáng ngày 4/6, số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 6,56 triệu người với hơn ... |
![]() Chiều nay 3/6/2020, tại trụ sở của LĐLĐ TP HCM, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang đã có buổi làm việc với LĐLĐ TP ... |
![]() Để hướng đến việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho người lao động, LĐLĐ Quảng Nam đã thực hiện việc ký kết nhiều chương ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
