![]() |
Bãi đất trống để Đoàn cải lương Sông Hương biểu diễn. Ảnh: PT |
Nói ra cũng thật khó tin nhưng đúng vậy, nơi biểu diễn là ở góc đường Minh Mạng - Lê Ngô Cát, trên một bãi đất trống, không có sân khấu như khán giả thường quan niệm.
Đúng ra, sau khi chia tách tỉnh Bình Trị Thiên thì Đoàn cải lương Sông Hương (thuộc Sở Văn hóa) cũng giải thể vì hoạt động quá khó khăn. Sau này một số anh chị em nghệ sĩ cải lương vì đam mê nghệ thuật mà tập hợp lại thành đoàn của tư nhân theo hình thức doanh nghiệp nhưng hoạt động cũng trầy trật.
Lý do chủ yếu thì như nhiều người đã phân tích: Do thời buổi các phương tiện nghe nhìn chiếm ưu thế, nghệ thuật truyền thống có nguy cơ ngày càng lép vế, khán giả không mặn mà với nghệ thuật cổ truyền... Thời vàng son của nghệ thuật truyền thống, trong đó có cải lương lẽ nào chỉ còn là quá khứ "Vang bóng một thời"?
![]() |
Một tiết mục của Đoàn cải lương Sông Hương. Ảnh: PT |
Từ tấm lòng tha thiết với nghệ thuật truyền thống, anh Phan Tuấn tâm sự trên trang cá nhân của mình: "Tối nay Đoàn đã có được một chút xíu kinh phí để các nghệ sĩ có thể lên "sân khấu", không biết trời có tạnh mưa, không biết khán giả có đến xem cho các nghệ sĩ đỡ chạnh lòng. Nếu Đoàn diễn các trích đoạn xuất sắc trong Phố đi bộ hoàng thành Huế, nếu Đoàn có một sân khấu chính ở trong lòng thành phố, không biết có ai đến xem không nhỉ? Khi mà không chỉ là xem một Đoàn cải lương diễn, nó còn là nơi để bạn gặp gỡ và hồi tưởng về một quãng đời mình... "
Tất nhiên nếu nhìn vào thực tế thì không chỉ có hiện tượng khán giả quay lưng với nghệ thuật truyền thống mà còn khó khăn trong kinh phí đầu tư dựng vở, thiếu kịch bản hay mang hơi thở cuộc sống... cũng là những khó khăn mà các đoàn nghệ thuật, các nghệ sĩ bộ môn truyền thống đang gặp phải.
![]() |
Gương mặt nghệ sĩ của Đoàn cải lương Sông Hương.Ảnh: PT |
Đây cũng không phải là câu chuyện của riêng xứ Huế mà còn là chuyện chung của cả nước, kể cả ở các thành phố lớn hay các vùng nông thôn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Hãy nghe ý kiến rất đáng quan tâm của đạo diễn Trần Quốc Kiệt, Giám đốc Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, TP. HCM:
"Theo tôi, truyền hình có các khung "giờ vàng" phim Việt thì nhà hát cũng cần có chiến lược cụ thể cho từng loại hình sân khấu. Chẳng hạn, khung "giờ vàng" tương tác, đối thoại với các nghệ sĩ tên tuổi của cải lương. Trong thời buổi công nghệ, Vlog hay clip rất phát triển, nhà hát chúng tôi đang có dữ liệu và sẽ tổ chức khai thác nhằm tiếp cận đối tượng trẻ, từ đó mời gọi họ đến nhà hát. Tuy nhiên, muốn có tác phẩm mới phải có cơ chế đặt hàng, đặc biệt với các nhà hát truyền thống, Nhà nước cần chú trọng đến những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Cải lương nếu được chăm chút đúng chuẩn như vốn có, mang hơi thở thời đại thì khán giả sẽ không thờ ơ. Tác động của cơ chế thị trường, sự bùng nổ của công nghệ giải trí cũng khiến không ít tác giả, đạo diễn, diễn viên... rơi vào sự lúng túng, chạy theo thị hiếu dễ dãi, càng khiến cải lương lao dốc. Nhưng nếu chịu ngồi lại tìm giải pháp để "cứu" cải lương lúc này, việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, cải thiện chính sách đối với nghệ thuật cải lương sẽ là lối ra bền vững".
Lại phải tiếp tục đợi chờ và hy vọng...
![]() Giòn tan nắng trong buổi chiều yên ả trên làng quê Bích La Đông bỗng chốc vẫy gọi chúng tôi về vào dịp kỷ niệm ... |
![]() Trong thời gian gần đây, ảnh chụp trên không trung - không ảnh - nhanh chóng trở thành một thể loại sáng tác gây nhiều ... |
![]() Đời sống nghệ thuật nước nhà và quốc tế tuần qua xôn xao với những cảm xúc đa dạng, thậm chí trái ngược. |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
