![]() |
Tiết mục văn nghệ của Chương trình “Hát cho công nhân nghe - Nghe công nhân hát” do Công ty May liên doanh Plummy (huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội) phối hợp với Công đoàn ngành Dệt- May Hà Nội tổ chức tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, chiều 28/4/2021. |
Cách nay 10 năm tôi thử hỏi công nhân giải trí là gì? Có người kể đến karaoke. Gần đây thì không thấy ai trả lời như vậy nữa. Trà đá chém gió là vui rồi. Bài hát với các em, có chăng là hát khẽ khi có niềm vui nhỏ.
Thế thì hoạt động văn hóa của cán bộ công đoàn dành cho công nhân ra sao nhỉ? Một thời hệ thống công đoàn chúng ta rất nhiều nhà văn hóa. Các nhà văn hóa đó rất hay sáng đèn. Lời ca tiếng nhạc vang vọng. Giờ thì ngược lại, rất ít nhà văn hóa công nhân hoạt động. Các ca sĩ xuất thân từ công nhân hình như đã già, không còn mấy khi lên sân khấu.
Thế thì các bài ca công nhân, công đoàn ai hát? Chắc chỉ còn cán bộ công đoàn chúng ta hay hát. May mắn là cán bộ công đoàn nhiều người hay hát và hát hay. Thế hệ chúng tôi, anh Hoàng Ngọc Thanh, nguyên Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn; bạn Thắng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công đoàn; bạn Thủy, Trưởng ban Tuyên giáo Liên đoàn Lao động Nghệ An; bạn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP. Hồ Chí Minh hát, theo tôi là rất tuyệt. Họ không phải ca sĩ chuyên nghiệp nhưng cách tiếp cận người nghe và đưa bài hát vào lòng người rất giỏi. Còn rất nhiều cán bộ công đoàn khác tài năng như họ nữa.
Sáng ngày 8/12, nhạc sĩ của “Em ơi, Hà Nội phố” và những tình khúc nổi tiếng đã giã biệt cuộc đời. Phú Quang, một công dân nước Việt không chức tước, không quyền lực và cũng không giàu có. Thế mà khi mất đi, hầu như tất cả các báo đều đăng tin. Hàng triệu người tiếc thương...
Một khi những ca khúc của anh còn với thời gian, điều đó có nghĩa là anh vẫn đang tồn tại với cuộc đời này, trên đất nước này.
Các bài hát công nhân, công đoàn cũng vậy. Một khi còn được hát thì người dân còn nhớ, còn yêu công nhân và tổ chức Công đoàn.
“Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Điều đó thật đúng, thật sâu sắc. Nhưng để học tập và làm theo lời Bác dạy trong hoạt động công đoàn thì quả thật còn cần thời gian. Chúng ta đã mất dần trận địa ca hát. Rất lâu rồi hoạt động lớn nhất là liên hoan tiếng hát công nhân, công đoàn toàn quốc chưa được tổ chức.
Nhưng cán bộ hát vẫn còn. Nơi này nơi khác vẫn tổ chức những hình thức mới cho bài hát công nhân, công đoàn được trình diễn. Còn mầm thì sẽ có cây.
Bạn đời ơi!
Hãy tin, hãy yêu, và hát cùng chúng tôi
Những người thợ xây, tin yêu cuộc đời mới...
Sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc, cùng việc thực hiện chỉ đạo, động viên của đồng chí Tổng Bí thư, mong rằng những “Bài ca xây dựng”, “Tiếng hát người thợ lò”... sẽ lại nở trên môi những người lao động.
![]() Có thể nói đã lâu lắm lắm rồi, tôi mới lại có cảm giác hứng thú và khâm phục khi nghe một bài phát biểu ... |
![]() Những người làm nghệ thuật, trước hết cần phải có văn hoá. Thoạt nghe câu đó có vẻ vô lý, bởi trong quan niệm xã ... |
![]() Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
