Kinh tế - Xã hội

Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây

NGUYỄN TUẤN
Tác giả: NGUYỄN TUẤN
Diễn đàn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) tại Đà Nẵng vào sáng 4/8 thu hút sự tham dự của hơn 200 đại biểu từ các bộ, ngành trung ương; các tỉnh, thành của Việt Nam, Lào; các hiệp hội và tổ chức quốc tế; các trường đại học và các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp.

235 doanh nghiệp tham dự Hội chợ Quốc tế EWEC Đà Nẵng 2022

Đà Nẵng cần làm gì để trở thành thành phố đáng sống tầm cỡ quốc tế?

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây
Các đại biểu thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn nhằm kết nối thương mại quốc tế logistics trên Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Ảnh: HÀN BĂNG.

Diễn đàn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây được tổ chức nhằm phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý chiến lược của Đà Nẵng, là cửa ngõ ra biển của Hành lang Kinh tế Đông-Tây, trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; đồng thời, tăng cường kết nối, hợp tác giữa thành phố Đà Nẵng với các tỉnh, thành phố của Việt Nam và của các nước trên Hành lang để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương trong hoạt động logistics nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Chương trình được chia làm 2 phiên: phiên tham luận và phiên trao đổi, thảo luận. Trong đó, phiên trao đổi, thảo luận tập trung một số nội dung về đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ logistics, kinh nghiệm cũng như các đề xuất nhằm phát huy vai trò của các địa phương trên tuyến EWEC và phát triển tuyến EWEC trong thời gian đến. Những tham luận của các báo cáo viên cùng các ý kiến trao đổi, đề xuất của đại biểu tại Diễn đàn sẽ là căn cứ quan trọng để chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp các tỉnh, thành phố đưa ra các chính sách, giải pháp, định hướng phát triển phù hợp nhằm đẩy mạnh dịch vụ logistics.

Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây
Diễn đàn Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) tại Đà Nẵng. Ảnh: HÀN BĂNG.

EWEC là một chương trình phát triển kinh tế được khởi xướng tại Hội nghị Bộ trưởng Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) lần thứ 8 vào năm 1998 để tạo điều kiện phát triển kinh tế và hội nhập cho các nước trên hành lang. Với chiều dài 1.450km, EWEC đi qua 4 nước, bắt đầu từ TP. Mawlamyine (Myanmar) qua Thái Lan, Lào và kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.

Tại diễn đàn, ông Trần Phước Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhìn nhận, sau gần 25 năm hình thành, các địa phương trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây vẫn chưa thực sự được các quốc gia tập trung, quan tâm đầu tư đúng mức để EWEC trở thành một hành lang kinh tế xuyên biên giới thực sự. Hạ tầng giao thông kết nối, hạ tầng công nghiệp, thương mại, dịch vụ còn chậm phát triển, quy mô thị trường sản xuất, tiêu dùng hàng hóa còn nhỏ dẫn đến dịch vụ logistics trên hành lang chưa thật sự phát triển.

Theo ông Trần Phước Sơn, Diễn đàn lần này là cơ hội để trao đổi về tiềm năng hợp tác đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ trên hành lang kinh tế Đông Tây. Một trong những mục tiêu của Diễn đàn là đưa ra nhận thức chung, đề xuất cơ chế hợp tác giữa các tỉnh, thành phố không những của Việt Nam mà còn của Lào, Thái Lan, Myanmar nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương trong hoạt động logistics nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Mục tiêu đó cần được xây dựng trên tinh thần hợp tác, chia sẻ, đồng thuận cao hơn, hiệu quả hơn nhằm đưa dịch vụ logistics của Đà Nẵng và các địa phương trên Tuyến phát triển nhanh, bền vững.

Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây
"Chúng ta không chỉ giới hạn đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến logistics mà còn mở rộng toàn diện các vấn đề về kinh tế xã hội trên hành lang này" (ông Trần Phước Sơn). Ảnh: HÀN BĂNG.

Ông Trần Phước Sơn nhấn mạnh: "Trong thời gian tới, các địa phương trên tuyến, các cấp bộ ngành Trung ương của Việt Nam và các nước bạn Lào, Thái Lan, Myanmar tiếp tục quan tâm nhiều hơn nữa đến các hoạt động đầu tư, thương mại để phát triển mạnh mẽ hoạt động logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây. Thông qua đó, chúng ta không chỉ giới hạn đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến logistics mà còn mở rộng toàn diện các vấn đề về kinh tế xã hội trên hành lang này".

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã dành nhiều thời gian thảo luận về tiềm năng phát triển thương mại của EWEC trên lãnh thổ Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam kết nối với các tuyến hàng hải quốc tế thông qua cảng biển Đà Nẵng. Đồng thời, đưa ra những kiến nghị cụ thể với các cơ quan nhà nước có liên quan nhằm phát triển thương mại thông qua phát triển vận tải xuyên biên giới tuyến hành lang kinh tế này.

Trong đó, các đại biểu thống nhất nhận định vận tải hàng hóa qua biên giới bằng đường bộ có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh và chuyển tải giữa các nước trên EWEC. Việc nâng cao hiệu quả vận tải sẽ góp phần làm gia tăng giá trị hàng hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương mại xuyên biên giới, tận dụng lợi thế và phát triển kinh tế của hành lang kinh tế này.

Diễn đàn cũng xác định Đà Nẵng có tầm quan trọng về địa chính trị trên EWEC, là điểm đầu và điểm cuối của hàng lang. Đà Nẵng có kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phát triển với cảng biển định hướng tiềm năng trở thành cảng biển đặc biệt nằm trên tuyến hàng hải quốc tế, có sân bay quốc tế và hệ thống đường bộ kết nối với cả nước.

Phát triển dịch vụ logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây
Diễn đàn thu hút sự tham gia của hơn 200 đại biểu tham dự. Ảnh: HÀN BĂNG.

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Công Bằng - Phó Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) cho rằng, hạ tầng giao thông kết nối sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, thương mại và dịch vụ logistics trên EWEC. Do đó giai đoạn tới cần tăng cường đầu tư đồng bộ hạ tầng giao thông giữa các quốc gia trên hành lang.

Ông Nguyễn Công Bằng cũng nhận định xu hướng tái định hình và dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu là cơ hội lớn cho các địa phương trên EWEC hội nhập sâu rộng hơn nữa trong dòng chảy thương mại quốc tế.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, trong bối cảnh các tỉnh miền Trung đang vươn lên bứt phá mạnh mẽ, điển hình như Quảng Nam, Bình Định hay các tỉnh Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh đều đã có những quyết tâm rõ nét trong phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại, Đà Nẵng cần khẳng định vai trò đầu tàu, trọng điểm trong phát triển kinh tế khu vực miền Trung. Đặc biệt là phát triển dịch vụ logistics nhằm phát huy lợi thế của địa phương, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của Hành lang Kinh tế Đông Tây.

Với vai trò cơ quan đầu mối phát triển logistics quốc gia, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với UBND trong việc xây dựng và triển khai các quy hoạch về logistics, hỗ trợ các địa phương xúc tiến thương mại, thu hút nguồn hàng, thu hút đầu tư trong lĩnh vực logistics; báo cáo cơ quan có thẩm quyền để xử lý những kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình triển khai các nhiệm vụ phát triển logistics quốc gia.

Đà Nẵng cần làm gì để trở thành thành phố đáng sống tầm cỡ quốc tế? Đà Nẵng cần làm gì để trở thành thành phố đáng sống tầm cỡ quốc tế?

Đà Nẵng hoàn toàn có thể trở thành thành phố (TP) đáng sống tầm cỡ thế giới, song điều này phụ thuộc trước hết vào ...

Quảng Nam:Du lịch xanh gắn với tôn vinh mỳ Quảng - Phú Chiêm Quảng Nam:Du lịch xanh gắn với tôn vinh mỳ Quảng - Phú Chiêm

Từ ngày 5 đến ngày 7/8/2022, tại làng Thanh Chiêm, thôn Thanh Chiêm 2, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sẽ ...

Bảo đảm ATVSLĐ: Góp phần phát triển kinh tế, xã hội sau đại dịch Bảo đảm ATVSLĐ: Góp phần phát triển kinh tế, xã hội sau đại dịch

Buổi tọa đàm về “Vai trò công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong việc thực hiện chương trình phục hồi kinh tế ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm