Kinh tế - Xã hội

"Nước Mỹ - lại đi và viết..."

THUẬN AN
Tác giả: THUẬN AN
Sau cuốn ký sự đường xa: "18 tuổi & và chuyến phượt solo đầu đời trên đất Mỹ" (NXB Hội Nhà văn), tiếp đó, nữ tác giả người Việt tên Phạm Nguyễn Linh Đan, là du học sinh ngành Kinh tế tài chính ở Mỹ lại cho ra tiếp cuốn du ký thứ hai "Nước Mỹ - lại đi và viết" kể lại chuyến đi 19 tuổi. Những trải nghiệm tuổi trẻ trên đất Mỹ đã in hằn lên sách.
Bìa cuốn sách "Nước Mỹ - lại đi và viết".

Sẽ có một câu hỏi cắc cớ nhưng không phải vô lý, có thể đến từ những người không hề cắc cớ, rằng: Đi chơi thôi, viết sách để làm gì? Câu trả lời của chính tác giả cũng thật giản dị trong lời nói đầu là mong muốn cung cấp cho các "phượt thủ", nhất là những người trẻ tuổi du lịch bụi theo kiểu con nhà nghèo, một cẩm nang đáng tin cậy. Ba tố chất để đi phượt giá rẻ, ăn nhờ ở đậu mà tác giả tư vấn, đó là: tự tin, cẩn thận và... phiêu lưu.

Điều còn lại thì như chính người viết tâm sự: "...tôi không có những gởi gắm to tát nào đến bạn đọc. Nó vẫn chỉ là những nơi chốn, những câu chuyện, những con người mà tôi đã đi qua, đã lắng nghe, đã gặp gỡ. Sở dĩ tôi viết lại là vì muốn chia sẻ với bạn đọc một phần của những nẻo đường dọc ngang nước Mỹ rộng lớn, để cùng cảm nhận cuộc sống muôn màu muôn vẻ ở một quốc gia xa xôi tận Tây bán cầu. Và theo mỗi bước chân, bạn sẽ cùng tôi gặp gỡ nhiều người dân ở những địa phương khác nhau, họ có công việc và địa vị khác nhau, tuổi tác, giới tính, màu da khác nhau, bạn và tôi sẽ hiểu thêm về tính cách, sở thích, điều kiện sống, thậm chí cả những nỗi buồn họ phải nếm trải hoặc niềm vui họ đang tận hưởng" (trang 6, "Nước Mỹ - lại đi và viết").

Vậy cuốn du ký kể lại chuyến đi này có gì khác cuốn đầu tiên? Có chứ. Trước hết là cảm giác người viết không còn quá rợn ngợp, thấy gì cũng lạ như trong năm đầu, chân ướt chân ráo mới sang sống ở một nước Mỹ mênh mông, nhường chỗ cho những ngạc nhiên thú vị có phần chững chạc của tuổi 19 từng trải hơn tuổi 18 ít nhiều; thứ nữa chuyến phượt năm trước chỉ một mình, độc hành, độc bộ còn lần này lại có cô bạn thân, du học sinh Hà Thư đồng hành. Thư đến từ Đà Nẵng và điều cuối là những mảnh đất không giống nhau và con người cũng thế thì trải nghiệm trên đường cũng mới mẻ hơn, ít ra cũng nhiều sự khác nhau.

Nhưng, đôi khi kinh nghiệm và cả số đông lại là con dao hai lưỡi, kể cả trong chuyện phượt. " Hà Thư đi tàu qua nhà tôi ở một đêm để sáng sớm tiện bắt đầu cuộc hành trình cùng nhau. Theo lịch trình, chúng tôi sẽ xuất phát từ thành phố Philadenphia, nơi hai đứa theo học để đến Pittsburgh - một thành phố cùng bang Pensylvania. Vì lâu ngày không gặp, hai đứa thức khuya tỉ tê tâm sự, để rồi lúc ngủ thì đã quá nửa đêm. Khi báo thức kêu, tôi cứ đinh ninh Thư sẽ kêu mình dậy nên nằm ráng. Xui xẻo là, Thư cũng nghĩ vậy. Vậy nên khi chúng tôi giật mình tỉnh giấc thì đã là một tiếng đồng hồ sau" (trang 21, sách đã dẫn).

Diễn biến sau đó khá rộn ràng với nhiều chi tiết vừa có chút bi lại vừa có chút hài khi hai "phượt thủ" cuống quýt cố lấy lại thời gian đã mất. Nhưng vẫn chậm dù chỉ 60 giây. "Chị lái hết tốc lực để đưa chúng tôi đến trạm 30th. Tuy nhiên, dù cố gắng đến đâu chúng tôi cũng không thể thắng được thời gian. Chúng tôi trễ một phút. Lúc chúng tôi đến là vừa kịp thấy đuôi xe chạy ở góc đường. Bạn thấy đó, 1 phút không nhiều. Nhưng có khi nó thay đổi mọi thứ" (trang 23, sách đã dẫn).

Chuyến du lịch 14 ngày qua 6 thành phố lớn của 5 bang với độ dài di chuyển khoảng 4.000 cây số đã mở rộng tầm mắt cho những người ưa xê dịch. Mỗi nơi một vẻ. Pittsburgh trong mắt nhìn tác giả có thể mệnh danh là thành phố của những cây cầu, pha trộn chất đồng quê có khi lấn át thị thành. "Những cây cầu đủ màu được xây san sát nhau, từ cầu này bạn có thể dễ dàng nhìn thấy dăm ba các cây cầu ở các nhánh sông khác. Có một cây cầu ống nước màu vàng trông khá giống cây cầu Nguyễn Văn Trỗi ở quê tôi, chỉ khác là nó mới cóng nên màu vàng của nó rất nổi bật trên màu xanh bạc của sông. Sát mép sông là các triền đất phủ đầy cây xanh làm Pittsburgh có phong vị làng quê hơn là một thành phố. Các cây bụi hoặc tán to lồng vào nhau nhìn như những búi tóc xanh xen kẽ với những mái nhà xám thấp. Ráng chiều rực một mảng đỏ loang lổ phía chân trời".(trang 34, "Nước Mỹ - lại đi và viết").

Hay Chicago, thành phố của gió bởi ở cạnh "biển hồ": "Vì nằm ngay cạnh hồ Michigan rộng bát ngát, Chicago như được tiếp cái gió "biển" lồng lộng từ đây. Gió đến bay tóc, bay mũ. Gió đến mắt chúng tôi phải nhòe đi. Gió đến nỗi như thở vào chúng tôi hơi thở mát lạnh của mùa đông giá buốt, khiến chúng tôi khẽ run trong buổi chiều mùa hạ vốn dĩ nóng bức này" (trang 98).

Còn Detroit, thành phố lớn nhất tiểu bang Michigan là một lựa chọn từng gây tranh cãi mà thực ra căn nguyên của nó lại quá ư lãng mạn. "Tôi vốn đã quên bài hát đó. Thế mà, giờ phút này, mấy vệt nắng sớm mang mùi hương thoang thoảng của cát và bụi tự dưng bật lên trong tôi câu hát tôi từng yêu thích thuở nào, cũng chính là lý do tôi muốn đến Detroit.

"Just a city boy

Born and raised in South Detroit

He took the midnight train..."

Going anywhere.."

....

"Chỉ là một chàng trai thành thị

Sinh và và lớn lên ở phía Nam Detroit

Chàng ta bắt chuyến tàu nửa đêm

Rong ruổi đến bất kỳ nơi đâu..." (trang 69).

Những người bạn Mỹ dọc đường đi cũng rất khác nhau. Adam hiền lành, chất phác, Ash trầm tính, pha chút vụng về, một Nick điển trai, tài hoa và đào hoa hết biết. Khi anh chàng Nick, lãng tử Hoa Kỳ cầm đàn lên và hát thì dẫu biết rằng đang ngồi trước một gã phong tình nức tiếng, vậy mà trái tim của nhiều cô gái vẫn như băng tan chảy... Và rất nhiều bạn Mỹ trên đường gốc gác khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là hiếu khách và thân thiện.

Cuốn sách khép lại, tác giả và Hà Thư cũng đã chấm dứt cuộc lữ hành và đôi bạn thân tạm biệt nhau quay lại với bận rộn học hành. Người viết, một cô gái trẻ quê nội và quê ngoại đều ở dải đất miền Trung, thổ lộ ; "Cuối cùng, với cuốn sách này, tôi mong được tiếp tục thực hiện ước mơ của mình: Những lợi nhuận nếu có, tôi sẽ dành tặng những địa chỉ từ thiện ở quê hương tôi, miền Trung Việt Nam" (trang 7).

Văn phong tập sách vẫn như cuốn trước: Trong trẻo, hồn nhiên và chân thực. Cách kể chuyện thật dung dị, hấp dẫn nhưng lại khó tìm ra dấu vết "làm văn". Viết để kể lại và chia sẻ như một chân thành tự bạch. Đó là tuổi hai mươi không quen nói dối, kể cả với những sai lầm, vấp ngã và ngộ nhận của chính mình. Rất nhiều chàng trai, cô gái như thế đã tự lập đời mình; dù có đi xa chân trời góc bể cũng là để học hành, khám phá và trải nghiệm, khẳng định bản thân thông qua mỗi ngày đáng sống. Họ dù có ra đi là cũng để trở về, cũng phải trở về theo một nghĩa nào đó, đi để nhìn lại sâu hơn ngôi làng, góc phố của mình và trăn trở.

Tôi kỳ vọng vào tuổi hai mươi thành tâm và mới mẻ, sẽ góp phần thay đổi diện mạo quê hương đất nước. Kỳ vọng quá nhiều chăng, nhưng tôi và rất nhiều người vẫn hằng mong mỏi vào một ngày mai như thế.

(*) Nhân đọc cuốn ký sự đường xa " Nước Mỹ - lại đi và viết" của tác giả Phạm Nguyễn Linh Đan, NXB Thanh Niên.

"Sông nói cuộc vô thường"

Đọc sách của Phạm Nguyên Tường từ gần 25 năm trước, vậy mà bây giờ vẫn quá đỗi ngỡ ngàng với từng trang trong tập ...

Phạm Nguyên Tường: Hóa vàng cả gió... Phạm Nguyên Tường: Hóa vàng cả gió...

Tình cờ đọc hai bài thơ của Phạm Nguyên Tường mới đây trên tạp chí Sông Hương, mượn cách nói của truyện chưởng Kim Dung, ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm