Phóng sự điều tra

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), trên thực tiễn đấu tranh với tội phạm ma túy cũng như quá trình hợp tác và nghiên cứu, phân tích thông tin từ Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế - International Criminal Police Organization) và cảnh sát các nước, lực lượng chức năng của nước ta đã phát hiện ra phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi của đối tượng phạm tội ma túy để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Hậu khai giảng

Tội phạm ma túy sử dụng nhiều phương thức tinh vi

Theo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), từ cuối năm 2019 đến đầu năm 2022, do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, việc đi lại của người dân bị hạn chế, trong khi lượng hàng hoá lưu thông lớn nên tình hình tội phạm ma túy lợi dụng tuyến hàng không, bưu điện hoạt động phức tạp, tiềm ẩn khó lường và luôn có xu hướng gia tăng.

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy
Tuyên truyền phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội trong thanh niên công nhân. Ảnh: Báo QUẢNG NINH

6 tháng đầu năm 2022, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý và các lực lượng chức năng đã liên tiếp phát hiện, đấu tranh khám phá 55 vụ việc và đường dây mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy qua đường hàng không, đường bưu điện từ các nước châu Âu về Việt Nam tiêu thụ; thu giữ hơn 300 kg ma tuý các loại.

Nhiều đường dây mua bán, vận chuyển ma túy tổng hợp các loại chủ yếu là ma túy dạng kẹo MDMA, ketamin, gói nước vui, viên thuốc lắc, viên MTTH, ... có thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Phương thức thường được sử dụng là lợi dụng các công ty vận chuyển quốc tế có mạng lưới bao phủ khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước và ở nước ngoài để gửi hàng hoá, trong đó cất giấu ma túy đưa từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ.

Đối tượng thường ngụy trang, cất giấu ma túy rất tinh vi bằng nhiều hình thức khác nhau (đóng trong hộp thuốc tân dược; sữa bột, hộp thực phẩm chức năng, dầu gội đầu, sữa tắm, lẫn trong cà phê hay trong thức ăn cho vật nuôi, đồ chơi trẻ em, …).

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy
Công nhân lao động trao đổi với báo cáo viên tại buổi tập huấn kiến thức, kỹ năng phòng, chống tội phạm, ma túy. Ảnh: TGTLĐ

Ma túy vận chuyển về Việt Nam thường giao về các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương, một số tỉnh miền Trung - những nơi có nhiều khu vui chơi là quán bar, vũ trường, khu công nghiệp, ...

Đối tượng vận chuyển ma tuý qua đường hàng không, bưu điện thường có sự chỉ đạo của các đối tượng chủ mưu cầm đầu ở nước ngoài. Chúng không trực tiếp vận chuyển mà thuê người đi gửi và nhận hàng; khi gửi hàng hoá ở các công ty vận chuyển có mã vận đơn, đối tượng có thể tra cứu được lịch trình của kiện hàng, trên cơ sở đó phát hiện sự bất thường và đưa ra cách đối phó với cơ quan chức năng. Sim điện thoại sử dụng nhận hàng thường là sim rác, người nhận tên giả, địa chỉ giả. Nếu thấy không an toàn, đối tượng sẵn sàng bỏ kiện hàng không đến nhận hoặc thuê xe ôm đến nhận thay.

Để né tránh sự theo dõi, kiểm soát, các đối tượng cầm đầu đường dây thường sử dụng mạng xã hội (Zalo, Viber, Telegram, Wechat, Facebook…) để điều hành, liên hệ. Các gói hàng có chứa ma tuý được đưa đi lòng vòng qua nhiều nước nhằm xoá đi nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá. Vì vậy việc bắt giữ các vụ vận chuyển ma tuý qua đường hàng không, đường bưu điện gặp nhiều khó khăn, thường chỉ bắt được người vận chuyển, người nhận hàng, khó bắt giữ các đối tượng cầm đầu.

Do đó, cơ quan điều tra khuyến cáo mọi người dân, trong đó có công nhân lao động cần nâng cao cảnh giác; không nên vận chuyển thuê, nhận hàng thay người khác nếu không biết bên trong là hàng gì; chỉ nhận hàng thay khi người đó là người thân quen, biết rõ nguồn gốc để tránh bị tội phạm lợi dụng và liên quan tới pháp luật. Khi phát hiện hàng hóa mình nhận thay có nghi vấn hoặc phát hiện là ma túy, phải thông báo và giao nộp ngay cho cơ quan Công an hoặc lực lượng chức năng nơi gần nhất để có biện pháp để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, thông tin do Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol), cảnh sát các nước cung cấp cũng cho thấy một số phương thức, thủ đoạn hoạt động mới, hết sức tinh vi của đối tượng phạm tội. Điển hình như thủ đoạn giấu ma túy trong tấm nhựa được gắn định vị khi vận chuyển; giấu ma túy trong tấm gỗ trên container chở chuối xuất khẩu; giấu ma túy trong bìa sách; giấu vào bộ tóc giả đội đầu khi làm thủ tục nhập cảnh ở sân bay... hòng qua mặt lực lượng chức năng.

Nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy
Hội nghị Tuyên truyền và tư vấn pháp luật lao động cho công nhân. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Nam Định

Tuyên truyền để công nhân lao động nhận diện các thủ đoạn của tội phạm ma túy

Để nâng cao kỹ năng nhận biết các thủ đoạn của tội phạm ma túy cho công nhân, viên chức, lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã chỉ đạo các cấp công đoàn tăng cường công tác phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong công tác phòng, chống ma túy.

Từ đó phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác phòng, chống ma túy, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, vì cuộc sống bình yên và sức khỏe của người lao động; đồng thời ngăn chặn tệ nạn ma túy trong công nhân lao động, tạo môi trường lành mạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, công đoàn các cấp chủ động làm tốt công tác phòng ngừa tệ nạn ma túy trong công nhân, viên chức, lao động; tiếp tục xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến về phòng, chống ma túy đảm bảo an ninh trật tự tại các địa bàn có đông công nhân lao động; quan tâm huy động các nguồn lực, hoạt động xã hội hóa công tác phòng, chống ma túy trong công nhân, viên chức, lao động.

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức về phòng, chống ma túy bằng nhiều hình thức tới công nhân, viên chức, lao động về tác hại của ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp cũng như phương thức, thủ đoạn của tội phạm ma túy, kỹ năng cần thiết để mỗi người nâng cao nhận thức, khả năng phòng ngừa, tránh sa vào tệ nạn ma túy.

Đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trong việc tuyên truyền, vận động gia đình, người thân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.

Xây dựng các chương trình, kế hoạch phối hợp giữa tổ chức Công đoàn với lực lượng công an đồng cấp để triển khai công tác phòng, chống ma tuý, tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác trong công nhân lao động. Nắm tình hình tội phạm ma túy và các tệ nạn xã hội trong công nhân, viên chức, lao động, nhất là tại các địa bàn, khu vực nhà máy, xí nghiệp, khu nhà trọ... nơi các đối tượng có thể lợi dụng sản xuất, điều chế và tàng trữ trái phép chất ma túy, kịp thời phát hiện người sử dụng trái phép chất ma túy, nhằm ngăn chặn sự gia tăng người nghiện trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Củng cố các thiết chế về hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao tạo sân chơi lành mạnh giúp công nhân lao động tránh xa ma tuý và tệ nạn xã hội. Duy trì và phát triển nhân rộng các mô hình về an ninh trật tự có hiệu quả tại các khu công nghiệp. Thành lập và nhân rộng các “Khu nhà trọ công nhân không có tội phạm, ma tuý và tệ nạn xã hội” tại các tỉnh có khu công nghiệp, có đông công nhân lao động.

Về nội dung này, đồng chí Bùi Ánh Nguyệt - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định cho biết, các cấp công đoàn tỉnh đã tuyên truyền, giáo dục kiến thức về phòng, chống ma túy bằng nhiều hình thức tới công nhân, viên chức, lao động về tác hại của ma túy đối với việc làm, đời sống, sức khỏe và hạnh phúc gia đình, đặc biệt là ma túy tổng hợp cũng như phương thức thủ đoạn của tội phạm ma túy, kỹ năng cần thiết để mỗi người nâng cao nhận thức, khả năng phòng ngừa, tránh xa vào tệ nạn ma túy.

Công đoàn cũng cần quan tâm và đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng, chống ma túy tới bộ phận công nhân lao động đang làm việc trong những ngành nghề đặc thù xa nhà, địa điểm làm việc ở nơi xa trung tâm văn hóa - xã hội, công nhân lao động trẻ tại các khu công nghiệp, ... những người có nguy cơ bị dụ dỗ, lôi kéo vào tệ nạn ma túy và tại những địa phương có nhiều điểm nóng về ma túy.

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy

Hàng chục năm nay, khu tập thể 319 Vĩnh Hưng hình thành ngay trong khu đất thuộc Công ty CP Cơ khí xây dựng giao ...

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi

Trong khu đất hoang tàn, ngổn ngang những đống gạch vỡ khổng lồ, các cư dân còn lại của khu tập thể 319 Vĩnh Hưng ...

Công ty vi phạm quyền lợi, nữ công nhân u màng não chật vật với cuộc sống Công ty vi phạm quyền lợi, nữ công nhân u màng não chật vật với cuộc sống

Dù chị Vũ Thị Thanh Hải bị Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long đơn phương chấm dứt hợp đồng ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm