Kinh tế - Xã hội

Nguyên nhân hàng loạt quỹ đầu tư lớn nhất châu Á “đau đầu” với cuộc khủng hoảng SVB

Ngọc Diệp
Tác giả: Ngọc Diệp
Tại châu Á, nơi cách cuộc khủng hoảng SVB nhiều nghìn kilomet, các nhà quản lý quỹ hàng đầu đang ráo riết rà soát lại những mối liên quan của họ với SVB.

Quản lý cấp cao của nhiều doanh nghiệp công nghệ châu Á, ở nơi cách xa thung lũng Silicon của Mỹ đến nửa vòng trái đất, hiện đang phải cố gắng đánh giá tác động của vụ việc ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) lên ngành vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ Mỹ cũng như các mối liên quan đến hoạt động tăng trưởng mạnh của ngành công nghệ nước này.

Trong cuộc hội thảo mới đây tại Shangri-La, các chuyên gia tài chính và doanh nhân đã tập trung rất đông đủ và tranh luận rất nhiều về ảnh hưởng từ vụ việc liên quan đến ngân hàng SVB. Tại Mumbai - Ấn Độ, nhà sáng lập nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư cũng không quan tâm đến vấn đề nào khác ngoài câu chuyện ngân hàng SVB.

Tại Thượng Hải, các đối tác địa phương và liên doanh của SVB cũng trao đổi không ngừng trong nỗ lực cố gắng bình ổn tâm lý liên quan đến những vấn đề mà cộng đồng doanh nghiệp đối mặt.

Vài ngày qua, quản lý cấp cao của các doanh nghiệp công nghệ cũng như văn phòng các quỹ gia đình đã không ngừng theo dõi vụ việc SVB trong tâm trạng lo lắng. Vụ sụp đổ này gây ra cú sốc khắp châu Á khi mà nhiều nhà đầu tư lớn cũng như các quỹ ngoại chạy đua để phân tích kỹ càng về danh mục đầu tư mà họ đang có với những bên nào có liên quan đến ngân hàng SVB.

Từ tối ngày thứ Năm của tuần vừa rồi, tại một quỹ đầu tư liên quan chặt chẽ đến ByteDance, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp đã buộc phải “dán mắt” vào màn hình theo dõi sát sao diễn biến cổ phiếu của SVB cũng như các thông tin liên quan đến màn hình. Và rồi ngay trong đêm, họ cũng quyết định rút tiền ra khỏi ngân hàng này.

Ngoài ra, nhà điều hành của nhiều quỹ khác tại châu Á cũng nhanh chóng công bố rút tiền ra khỏi ngân hàng và đã rút được thành công.

Nhiều quỹ khác tuy nhiên không được may mắn như vậy. Theo nhà sáng lập của một quỹ tại Ấn Độ, ông đã không thể thu hồi được tiền của công ty và giờ đây đang trong tình trạng khó khăn về tài chính. Có quỹ khác cũng đang trong tình trạng thiếu tiền trả lương cho nhân viên vì không thu hồi được tiền về. Quản lý các quỹ cho biết họ đã không ngủ được suốt từ khi vụ việc xảy ra.

Chuyên gia quản lý quỹ tại Asia Research & Capital Management có tổng tài sản ước tính khoảng 3,5 tỷ USD, ông Alp Ercil, khẳng định: “Tôi biết chắc phần đông trong các bạn đã rất lo lắng khi đọc tin về ngân hàng SVB và tính toán về ảnh hưởng của vụ việc đó với thị trường. Khi bạn đọc càng nhiều về vụ việc này, bạn sẽ càng nhận ra rằng nó thực sự là kết quả của hoạt động quản trị kém và chắc chắn nó có thể coi như ví dụ điển hình để sau này nhìn lại”.

Nhiều quỹ lớn nhất châu Á bao gồm Sequoia Capital China, Temasek Holdings Pte, ZhenFund cũng đã phải rà soát lại danh mục đầu tư của họ để xem họ có liên quan đến đâu với SVB. Đại diện quỹ Sequoia Capital China cho biết doanh nghiệp này hiện chưa thể công bố thông tin cụ thể còn đại diện các quỹ khác từ chối bình luận.

Quỹ Yunfeng cũng cho biết họ đang tiến hành điều tra nội bộ về sự liên quan của quỹ này với SVB và cảnh báo nhiều doanh nghiệp liên quan hành động nhằm ngăn rủi ro. Bản thân Yunfeng không có tiền gửi với SVB.

“Ảnh hưởng của vụ việc SVB lên ngành công nghệ không nên bị đánh giá thấp”, chuyên gia tại China International Capital Corp – ông Liu Zhengning nhấn mạnh. Tiền gửi rất quan trọng với các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành công nghệ nhìn chung họ cần rất nhiều tiền để chi trả cho các khoản chi phí lớn ví như chi phí nhân viên, nghiên cứu và phát triển.

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm