|
Mỗi năm, lượng rác thải nhựa trên toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất. Chỉ thị 33/CT-TTg của Chính phủ ban hành đã nêu rõ: "Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Vấn đề trên cho tới nay vẫn luôn là vấn đề nóng hổi nhận được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới.
|
Báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 2021 cho biết, thế giới thải ra hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa nhưng chỉ mới tái chế được 9%, 19% được phân hủy và 50% được chôn lấp. Đây là con số đáng quan ngại có thể dẫn tới nguy cơ “ô nhiễm trắng” trên toàn cầu. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hà Nội, chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn thành phố khoảng 863,2 tấn/ngày chủ yếu tập trung từ hoạt động sản xuất công nghiệp. Tính đến năm 2019, cả nước đã có hơn 335 khu công nghiệp và khu chế xuất, hình thành một hệ thống các khu công nghiệp phân bố ở tất cả các tỉnh, thành phố. Một số ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế như khai thác, chế biến dầu khí; điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin; luyện kim, sắt thép; dệt may, da giày… Chất thải công nghiệp thông thường phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, ước tính khoảng 25 triệu tấn/năm. Theo các chuyên gia về môi trường, một số chất thải nguy hại như chất phóng xạ, dầu nhờn, phốt pho, thuốc trừ sâu, rác thải điện tử, rác thải nhựa hay cả chất thải y tế… nếu đem chôn lấp sẽ rất gây hại cho tự nhiên.
|
Sự tiện lợi và thân thuộc của những chiếc túi ni lông, vật dụng làm từ nhựa như ống hút, cốc, bao bì sản phẩm, chai nước… trong cuộc sống hằng ngày của người dân là điều không thể phủ nhận. Từ thói quen khi đi mua sắm cho tới sử dụng hằng ngày. Tuy nhiên, khi sự thật về những tác hại của rác thải nhựa khi được thải ra môi trường được nhận thức rõ, cũng như tại Hội nghị về Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu COP 26 đã nhấn mạnh rằng Nhựa cũng là một vấn đề về khí hậu, việc thay đổi thói quen cũng như tìm ra một loại vật liệu khác ngoài ni lông để đảm bảo vệ sinh môi trường và đảm bảo sức khỏe con người hơn là điều thiết thực và ý nghĩa. |
Về cơ bản, nguyên liệu chính để sản xuất ra túi ni lông là dầu mỏ và khí đốt cùng các chất phụ gia, hóa chất dẻo, phẩm mầu, kim loại nặng. Việc sản xuất ra những túi ni lông sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu. Nếu những rác thải này không được xử lý kịp thời và an toàn, chúng sẽ nhiễm vào đất, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Các hóa chất này tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư, gây ảnh hưởng xấu đến phát triển não bộ ở trẻ, làm thay đổi mô, biến đổi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, thay đổi nội tiết tố và nhiều hệ luỵ khác cho sức khoẻ con người. Thêm vào đó, khi được thải ra môi trường, rác thải nhựa sẽ phải mất hàng trăm năm cho tới hàng nghìn năm thì mới bị phân hủy hoàn toàn. |
![]() |
Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, lượng chất thải nhựa và túi ni lông ở Việt Nam, chiếm khoảng 8% đến 12% chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ có khoảng 11% đến 12% số lượng chất thải nhựa, túi ni lông được xử lý, tái chế, số còn lại chủ yếu là chôn lấp, đốt và thải ra ngoài môi trường. Đây có thể dẫn đến ảnh hưởng môi trường sống, đặc biệt ô nhiễm đại dương. Trung bình mỗi năm Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa, nằm trong số 20 quốc gia có lượng rác thải lớn nhất và cao hơn mức trung bình của thế giới, do việc quản lý và xử lý rác thải nhựa chưa triệt để. |
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo, rác thải nhựa chiếm khoảng từ 50% đến 80% lượng rác thải biển. Việt Nam là một trong những nước có lượng chất thải xả ra biển nhiều thứ 4 trên thế giới, với khối lượng khoảng từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn/năm (tương đương khoảng 6% tổng chất thải nhựa được thải ra biển của thế giới). |
Phong trào “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần” trong đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, lao động ở các công đoàn cơ sở trực thuộc tỉnh Sóc Trăng. Nguồn: Báo Sóc Trăng |
Liên đoàn Lao động TP Hải Dương tổ chức truyền thông phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và chống rác thải nhựa cho người lao động các doanh nghiệp trên địa bàn. Nguồn:Báo Lao động |
![]() |
|
![]() |
Tại TP. HCM, một số siêu thị, đại siêu thị có thêm nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo khách hàng tham gia. Trong ảnh: Khách hàng cùng trang trí túi giấy tại Co.opXtra Sư Vạn Hạnh |
![]() |
Quầy bánh mỳ của chị Hải ở tổ dân phố Vân, thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Nguồn Vietnamnet |
![]() Hệ thống xử lý rác thải ra sao là một vấn đề quan trọng tại các đô thị lớn để tránh gây ra ảnh hưởng ... |
![]() Những ngày qua, câu chuyện về việc người dân bãi rác Nam Sơn chặn xe rác khiến cho tình trạng rác ùn ứ ở nội ... |
![]() Cứ vào sáng thứ Bảy hằng tuần, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) sẽ tổ chức các điểm thu đổi, ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
