Kinh tế - Xã hội

Logistics - chìa khóa giúp phục hồi kinh tế

Hải Hồ
Tác giả: Hải Hồ
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nhận thấy cơ hội hàng tỷ USD từ ngành Logistics có thể giúp hoạt động thương mại của ASEAN tăng trưởng ổn định, trong đó có các doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam.

Logistics đóng vai trò quan trọng cho các hoạt động thương mại của đất nước

Trong những năm qua, ngành Logistics Việt Nam luôn có những bước tiến rất đáng kể. Theo đó, chỉ số hiệu quả Logistics của Việt Nam đứng thứ 39/160 nước tham gia nghiên cứu, tăng 25 bậc so với năm 2016, vươn lên đứng thứ 3 trong các nước ASEAN.

Logistics đóng vai trò nền tảng để hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất, thương mại của đất nước. Các hoạt động Logistics giúp đảm bảo cung cấp các nguồn nguyên vật liệu một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các hoạt động sản xuất.

Bên cạnh đó, Logistics chính là cầu nối để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô cả nước cũng như từng địa phương. Khi hàng hóa lưu thông trên cả nước, vai trò của Logistics hết sức thiết yếu.

Đặc biệt, ở các địa phương như: Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. HCM, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Logistics có một vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực, địa phương này.

Logistics - chìa khóa giúp phục hồi kinh tế

Phát triển ngành dịch vụ Logistics trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Những khó khăn thách thức.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát với quy mô toàn cầu, chi phí cho công tác phòng chống dịch tăng cao, nỗ lực nhằm duy trì sản xuất kinh doanh theo yêu cầu “3 tại chỗ” áp lực lớn đến doanh nghiệp. Đặc biệt, giá cước tàu tăng cùng hàng loạt các phụ phí từ hãng tàu trở thành gánh nặng tài chính lên chi phí Logistics và áp lực lên doanh nghiệp dịch vụ Logistics.

Bên cạnh đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Trong đó, giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2021 đối với trường hợp có doanh thu năm 2021 không quá 200 tỉ đồng và doanh thu năm 2021 giảm so với doanh thu năm 2019.

Tuy nhiên, với tình hình giá cước vận tải biển tăng cao, có những tuyến tăng gấp 10 lần như thời gian vừa qua, kéo theo doanh thu của những doanh nghiệp Logistics đặc biệt là doanh nghiệp vận tải quốc tế tăng theo, nhiều doanh nghiệp đến thời điểm hiện tại doanh thu đã vượt 200 tỷ. Nhưng điều này không đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp tăng, ngược lại, áp lực về dòng tiền của doanh nghiệp lớn hơn rất nhiều.

Cùng với đó, Nghị quyết 406 quy định "Giảm 30% thuế GTGT kể từ ngày 1/11 đến hết ngày 31/12/2021 đối với các hàng hóa, dịch vụ vận tải". Tuy nhiên, quy định đã “vắng bóng” những “doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ vận tải”, mà thực tế doanh nghiệp vận tải khó khăn thì doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ đi kèm vận tải cũng khó khăn. Do đó, kiến nghị mở rộng đối tượng hỗ trợ bao gồm các “doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ vận tải”, chứ không đơn thuần là “doanh nghiệp vận tải” như quy định tại Nghị định 406.

Logistics - chìa khóa giúp phục hồi kinh tế

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt giúp phát triển ngành Logistics.

Nguồn nhân lực là yếu tố then chốt

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố then chốt để phát triển ngành Logistics. Từ nay đến năm 2030, Việt Nam cần 200.000-250.000 nhân lực, bình quân 1 năm cần có 20.000 nhân lực phục vụ cho ngành Logistics. Nhưng trên thực tế hiện nay, đào tạo của bậc đại học, cao đẳng đang ở mức độ thấp, thậm chí rất thấp.

Do vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành, cần xây dựng một chương trình đào tạo hoàn thiện nhất, cụ thể nhất để đào tạo ra một đội ngũ nhân lực Logistics chất lượng cao phục vụ cho ngành Dịch vụ Logistics Việt Nam phát triển.

Quyết định số 221 của Chính phủ cũng đã khẳng định việc chú trọng đến đào tạo nguồn nhân lực được cấp văn bằng quốc tế về Logistics và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu về chất lượng trình độ chuyên môn và kỹ năng của nhân lực Logistics ngày càng phải nâng cao.

Đặc biệt nguồn lao động có kiến thức chuyên môn sâu về ngành, các kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, đàm phán,... sẽ là yếu tố then chốt giúp nâng cao năng lực của doanh nghiệp và toàn ngành Logistics tại Việt Nam.

Đi biển dài ngày, bệnh nguy hiểm nhất với thuyền viên là căng thẳng tâm lý Đi biển dài ngày, bệnh nguy hiểm nhất với thuyền viên là căng thẳng tâm lý

Vận tải biển là nghề có tính chất nặng nhọc, nguy hiểm không chỉ đối với thân thể mà còn với tinh thần thuyền viên. ...

Thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực ngành dịch vụ logistics Thiếu hụt nghiêm trọng nguồn nhân lực ngành dịch vụ logistics

Mặc dù, Việt Nam được đánh giá có điều kiện tự nhiên và địa lý rất thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics (nhận ...

Yêu cầu kiểm soát chặt an toàn container tại cảng biển Yêu cầu kiểm soát chặt an toàn container tại cảng biển

Cục Hàng hải Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm soát trọng lượng và công tác xếp dỡ để đảm bảo an ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm