Vẫn còn nhiều người tại TPHCM chủ quan, lơ là với Covid-19Tiêm phòng vaccine là biện pháp căn cơ để kiểm soát đại dịch Covid - 19Biện pháp hữu ích kiểm soát nguy cơ rủi ro dịch bệnh covid -19 |
![]() |
Thông tin lan truyền trên mạng về việc đóng cửa toàn TP.HCM trong 10-15 ngày là giả mạo, sai sự thật. |
Trưa hôm nay (14/7), Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM khẳng định một số thông tin lan truyền trên mạng xã hội như TP.HCM sẽ thực hiện đóng cửa toàn thành phố, kêu gọi người dân tụ tập mua sắm, tích trữ hàng hóa, hay thông tin cho rằng lãnh đạo thành phố nhiễm Covid-19 là hoàn toàn sai sự thật. Đề nghị người dân bình tĩnh, không nghe theo, không lan truyền các thông tin không chính xác; cập nhật thông tin từ báo chí chính thống.
![]() |
Một chốt kiểm soát phòng dịch trên địa bàn TP.HCM được vận hành hồi tháng 6/2021 - Ảnh: Độc Lập. |
Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, lãnh đạo thành phố đang tập trung triển khai các biện pháp quyết liệt để kiềm chế, ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19; đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, cung ứng lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân.
Các cơ quan chức năng của TP.HCM sẽ xử lý nghiêm đối với các trường hợp có hành vi lan truyền thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong xã hội.
![]() |
Các siêu thị hàng hóa vẫn dồi dào, bảo đảm cung cấp đầy đủ cho người dân - Ảnh: NLD. |
Hiện nay, toàn TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị số 16 (từ ngày 9/7). Trước tin đồn thành phố sẽ đóng cửa, từ sáng sớm 14/7, rất đông người dân đã đổ về các điểm bán hàng, siêu thị để mua hàng hóa tích trữ, nhiều điểm người dân xếp hàng dài, không bảo đảm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Trả lời trên báo Thanh Niên, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, TP.HCM vẫn đang duy trì các biện pháp chống dịch trong văn bản 2279 ngày 8/7, trong đó đề nghị người dân không ra đường trong các trường hợp không thực sự cần thiết. Lực lượng chức năng các địa phương đã tăng cường xử phạt những trường hợp ra đường không có lý do chính đáng.
![]() |
Chốt kiểm soát linh hoạt của Công an quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh - Ảnh: Thành Chung/TTXVN. |
Riêng với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, TP.HCM mới ban hành văn bản 2337 tối 13/7 hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động, đảm bảo an toàn. Đến nay, chưa có nội dung nào trong văn bản này thay đổi.
Theo bản tin sáng về tình hình dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 13/7 đến 6h ngày 14/7, Việt Nam có 909 ca mắc mới (BN34501-35409). Bốn ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bình Định và 905 ca ghi nhận trong nước tại Thành phố Hồ Chí Minh (666 ca), Đồng Nai (80 ca), Khánh Hòa (44 ca), Bến Tre (43 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (19 ca), Phú Yên (18 ca), Vĩnh Long (17 ca), Ninh Thuận (4 ca), Tây Ninh (4 ca), Kiên Giang (2 ca), Huế (2 ca), An Giang (2 ca), Bắc Ninh (2 ca), Sóc Trăng (1 ca), Bình Định (1 ca); trong đó 688 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa. Tính đến 6h ngày 14/7, Việt Nam có tổng cộng 33.460 ca ghi nhận trong nước và 1.949 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 31.890 ca, trong đó có 6.779 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Có 11 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình. Có 7 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Bắc Kạn, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Đắk Nông, Quảng Nam, Nam Định, Lào Cai. |
![]() |
Các bác sỹ tại bệnh viện dã chiến khử khuẩn toàn thân cho nhau sau ca trực - Ảnh: Xuân Khu/TTXVN. |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
