![]() |
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Quochoi.vn |
Tổng số tiền thuế nợ tính đến cuối năm 2018 là 81.618 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Trong đó, tiền thuế nợ không có khả năng thu ngân sách là 41.387 tỷ đồng, chiếm 50,7%.
Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, mặc dù cơ quan quản lý thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thu hồi nợ đọng thuế, tuy nhiên, tình hình nợ đọng thuế vẫn còn cao.
Tổng số tiền thuế nợ tính đến ngày 31/12/2018 là 81.618 tỷ đồng, tăng 4% so với thời điểm 31/12/2017, trong đó tiền thuế nợ không có khả năng thu ngân sách là 41.387 tỷ đồng, chiếm 50,7% tổng số tiền thuế nợ.
Trong số 41.387 tỷ đồng thuế nợ không có khả năng thu hồi này, cơ quan thuế quản lý là 37.572 tỷ đồng, cơ quan hải quan quản lý là 3.815 tỷ đồng.
Lý giải về tình hình nợ đọng thuế tăng cao, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho hay, Luật Quản lý thuế năm 2006 đã qua ba lần bổ sung sửa đổi, tuy nhiên Luật Quản lý thuế hiện hành chưa có quy định để xử lý nợ thuế đối với người nộp thuế đã chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh và thực sự không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, nên số nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tồn tại dây dưa kéo dài.
Để giải quyết nợ đọng thuế không còn khả năng nộp ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, cần thiết phải xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xử lý tiền thuế nợ của người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, để tạo cơ chế pháp lý để xử lý dứt điểm tiền thuế nợ, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp tồn tại lâu năm không còn khả năng thu của các đối tượng đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự, thực tế đã phá sản, giải thể nhưng chưa thực hiện các thủ tục phá sản, giải thể theo quy định pháp luật,....
Chính phủ cũng cần rà soát, báo cáo rõ việc xử lý tiền thuế nợ đối với các khoản nợ liên quan đến tiền sử dụng đất, tiền thuê đất… trong dự thảo Nghị quyết này, theo đó sẽ khoanh nợ, xóa nợ đối với các trường hợp cụ thể nào liên quan đến đất đai.
Dự thảo nghị quyết quy định bốn nguyên tắc xử lý nợ, bao gồm: Nguyên tắc thứ nhất là đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật, đúng đối tượng, đúng thẩm quyền và đảm bảo điều kiện quy định hồ sơ, quy trình, thủ tục;
Nguyên tắc thứ hai là công khai, minh bạch việc xử lý tiền thuế nợ, đảm bảo việc kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền, giám sát của người dân;
Nguyên tắc thứ ba là tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, nhưng phải phòng ngừa và ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để trục lợi và cố tình chây ỳ, nợ thuế;
Nguyên tắc thứ tư, các trường hợp đã được xóa tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp, nếu phát hiện việc xóa nợ không đúng quy định hoặc người nộp thuế quay lại sản xuất, kinh doanh hoặc thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh mới thì phải hủy quyết định xóa nợ và nộp vào ngân sách khoản nợ đã được xóa.
Nghị quyết cũng quy định cụ thể về bảy nhóm đối tượng xử lý nợ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp.
Nghị quyết nếu được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 và thực hiện trong thời hạn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành.
![]() Bức tâm thư của Bùi Xuân Hồng, nghi can gây ra vụ thảm sát cả nhà em gái ở Thái Nguyên đang gây xôn xao ... |
![]() Không ai mong gia đình sẽ chia lìa, chẳng ai muốn vợ chồng sẽ ly tan, càng chưa ai thích con cái sẽ vỡ tan ... |
![]() Trong sáng nay (18/9), Công ty TNHH MTV Panko Tam Thăng (xã Tam Thăng, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) đã gửi xin lỗi và cam kết cải ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
