Hình ảnh bệnh nhân tâm thần (dân gian gọi chung là “người điên”) đi lang thang đầu đường xó chợ; có khi bị người thân xích, nhốt trong chính ngôi nhà của mình dường như không còn xa lạ đối với chúng ta.
Trailer loạt phóng sự: “Người điên – món nợ ân tình dành cho người tỉnh”
Ai đó từng nghĩ: Đơn giản, họ là người điên, nếu không kiểm soát, họ có thể tự huỷ hoại cuộc sống của mình và gây phiền phức, thậm chí tai họa cho những người xung quanh.
Không ít người đã im lặng, tặc lưỡi hoặc đôi khi rơi lệ: Thì làm thế nào được?
![]() |
Câu chuyện về người đàn ông gần 30 năm bị xích cổ tại Cao Bằng sẽ được giới thiệu trong kỳ 1 của loạt phóng sự - Ảnh: LĐ&CĐ |
Thế giới người điên và cuộc sống của những người “tỉnh” dường như vẫn song song tồn tại, tuyệt vọng và bế tắc!
Ít ai để ý rằng chỉ cần được uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, chỉ cần nghiêm túc tuân thủ quy chế quản lý người tâm thần đã có của quốc gia, là người bệnh tâm thần có thể luôn ổn.
Thậm chí, nhiều người tâm thần được điều trị hiệu quả, có thể chăm sóc nhà cửa, rồi trở thành một lao động bình thường, biết làm lụng mưu sinh và cống hiến như tất cả chúng ta.
Loạt phóng sự “Người điên – món nợ ân tình dành cho người tỉnh” do nhóm phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện gồm 5 kỳ, với hy vọng đem đến cho độc giả cái nhìn chân thực nhất về thế giới người điên – những người đang gửi lời khẩn cầu tha thiết đến tất cả chúng ta. Họ, trước, trong và sau khi là người điên, cũng là những “người tỉnh”, họ cũng kết hôn, sinh con đẻ cái, chăm chỉ làm ăn, vun vén cho gia đình yêu thương.
![]() |
Loạt phóng sự “Người điên – món nợ ân tình dành cho người tỉnh” do nhóm PV Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện gồm 5 kỳ. |
Thiết nghĩ, ngoài vấn đề y học cứu người, bên cạnh bài toán về sức lao động - nguồn lực xã hội, đây còn là vấn đề thuộc về tính nhân văn. Trên hết, đó còn là một lối sống thông minh: Cứu người điên - rất dễ và rất rẻ để điều trị ổn định cho họ, cũng là cứu người tỉnh.
Chúng ta cần nhớ rằng, người tâm thần không có tội - ngay cả khi giết người, họ vẫn không phải đi ở tù. Có chăng, day dứt thuộc về tất cả chúng ta - khi đã không chăm sóc họ một cách tử tế và hiệu quả nhất có thể.
Loạt phóng sự “Người điên – món nợ ân tình dành cho người tỉnh” sẽ chính thức khởi đăng trên Tạp chí điện tử laodongcongdoan.vn vào ngày 13/6/2023.
Trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả!
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
