![]() |
Công ty có trụ sở tại đường Hai Bà Trưng, TP. Quảng Ngãi. Ảnh: CC |
Gian nan đi đòi nợ
Thời gian qua, hàng trăm người lao động đã nghỉ việc tại Công ty (đường Hai Bà Trưng, TP. Quảng Ngãi - thuộc Tổng công ty Licogi) phải vất vả, ngược xuôi để đi đòi nợ lương, nợ BHXH. Từ tháng 6/2017, doanh nghiệp này đã nợ các chế độ chính sách như: BHXH, Bảo hiểm y tế (BHYT), tiền ốm đau, thai sản của toàn bộ người lao động. Đến đầu năm 2019, Công ty bắt đầu nợ lương người lao động liên tiếp trong nhiều tháng liền.
Ông Nguyễn Cao Tính (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đã nghỉ việc tại Công ty gần 2 năm qua. Tuy nhiên cho đến hiện tại, ông cùng hàng trăm công nhân vẫn chưa được nhận tiền lương của doanh nghiệp nợ từ năm 2019. Ông Tính tâm sự, gần như cả tuổi trẻ đã cống hiến tại Công ty nên luôn dành cho nơi này tình cảm đặc biệt. Vậy nhưng, nhiều tháng liền bị doanh nghiệp nợ lương khiến đời sống công nhân gặp khó khăn, ai cũng phải chạy vạy, vay mượn để chi tiêu cho gia đình.
“Mỗi tháng chúng tôi được doanh nghiệp trả cho khoảng 20 đến 30% lương. Ai cũng khó khăn nhưng vì tình cảm nên chúng tôi vẫn ở lại gắn bó, tiếp tục cố gắng và cũng bởi tin vào lời hứa doanh nghiệp sẽ chi trả trong thời gian sớm nhất”, ông Tính chia sẻ.
Dần dần, Công ty khất từ tháng này qua tháng khác. Đến tháng 6/2020, công việc không có, tiền lương cũng không được nhận, ông Tính cùng nhiều người lao động xin nghỉ việc, khoản tiền nợ, các chế độ từ đó đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Cùng cảnh ngộ, ông Dương Minh Chánh (công nhân Công ty) cho biết, ông đã làm việc tại phân xưởng nhà máy gạch, thuộc công ty gần 25 năm.
"Nghỉ việc 3 năm mà đến nay Công ty chưa thanh toán tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, chúng tôi cũng không chốt được BHXH… Riêng bản thân tôi thì doanh nghiệp vẫn còn nợ gần 66 triệu đồng", ông Chánh nói.
Tính đến cuối tháng 1/2022, Công ty vẫn còn nợ người lao động 7,5 tỷ đồng tiền lương và 8,5 tỷ đồng tiền BHXH.
Bức xúc trong thời gian dài, nhiều người lao động đã kéo đến Công ty để yêu cầu giải quyết vụ việc. Vào tháng 5/2021, lãnh đạo doanh nghiệp này hứa sẽ trả dần tiền lương cho người lao động, nhưng chỉ trả 1 tháng lương rồi không trả nữa.
Hay lần gần nhất là vào ngày 24/1/2022, hàng chục người đã kéo đến trụ sở doanh nghiệp này để yêu cầu thanh toán các chế độ tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, tiền BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động đã nghỉ việc.
![]() |
Người lao động kéo đến trụ sở Công ty để yêu cầu thanh toán các chế độ tiền lương, tiền trợ cấp thôi việc, tiền BHXH, BHTN. Ảnh chụp vào ngày 24/1/2022). Ảnh: Trần Mai |
Công đoàn hỗ trợ người lao động
Sau nhiều lần yêu cầu nhưng không được giải quyết, anh Tính, đại diện những người lao động bị nợ lương, nợ BHXH, đã “gõ cửa” LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi để mong được giải quyết.
“Chúng tôi mong muốn được Công đoàn cấp trên giúp đỡ để có thể đòi lại tiền mồ hôi công sức trong suốt thời gian qua”, anh Tính bày tỏ.
Đồng chí Trương Văn Hà – Phó Ban Chính sách Pháp luật, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi cho biết, các cán bộ Công đoàn đã tích cực trao đổi, hỗ trợ người lao động đòi quyền lợi hợp pháp, chính đáng.
Cũng theo đồng chí Hà, Công ty thuộc Tổng công ty Licogi (phường Văn Quán, quận Thanh Xuân, Hà Nội) là doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh. Công đoàn cơ sở của Công ty trực thuộc Công đoàn ngành Xây dựng, không thuộc quản lý của LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi. Dù vậy, khi tiếp cận những phản ánh của người lao động, các cán bộ Công đoàn đã có nhiều buổi làm việc với đại diện doanh nghiệp.
Thông qua các buổi làm việc, Công đoàn đã thống nhất quan điểm yêu cầu doanh nghiệp phải giải quyết đầy đủ các chế độ tiền lương, BHXH, thai sản, ốm đau cho người lao động.
“Tuy không thuộc quản lý của LĐLĐ tỉnh nhưng quyền lợi người lao động không được đảm bảo, chúng tôi vẫn vào cuộc để hỗ trợ. Từ năm 2019, LĐLĐ tỉnh đã có làm việc với Công ty. Bước đầu, doanh nghiệp đã có những cam kết để khắc phục. Trước mắt là giải quyết các chế độ chính sách cho những người lao động đã nghỉ việc”, Phó Ban Chính sách Pháp luật, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ.
Cũng theo đồng chí Hà, ngày 24/1/2022, khi nhận thông tin người lao động kéo đến trụ sở Công ty CP Licogi Quảng Ngãi, các cán bộ Công đoàn đã có mặt để làm dịu bớt sự căng thẳng, đảm bảo an ninh trật tự, đồng thời yêu cầu doanh nghiệp giải quyết rốt ráo vấn đề nợ lương người lao động.
“Khi công nhân tập trung đông, tôi đã nhanh chóng có mặt động viên mọi người để tránh việc đòi hỏi quyền lợi nhưng lại vô tình vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tổ chức buổi làm việc với đại diện doanh nghiệp. Hiện, chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát vụ việc để hỗ trợ người lao động đòi lại những quyền lợi chính đáng của mình”, Phó Ban Chính sách Pháp luật, LĐLĐ tỉnh Quảng Ngãi cho biết thêm.
Ông Nguyễn Ngọc Thiên - Giám đốc Công ty cũng thừa nhận việc doanh nghiệp đang nợ lương, nợ BHXH, các chế độ chính sách và cho biết đơn vị đang nỗ lực để giải quyết cho người lao động. "Việc chậm trễ thanh toán các khoản tiền lương, bảo hiểm… cho người lao động đã nghỉ việc là do nguồn thu những năm qua của chúng tôi sụt giảm. Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết cho người lao động trong thời gian sớm nhất", ông Thiên nói.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
![]() Nhiều ngày qua, tại các trạm y tế lưu động gần khu công nghiệp thường xuyên xảy ra tình trạng tập trung đông vì công ... |
![]() Trước thực trạng những ngày qua người lao động phải chật vật xin giấy xác nhận F0 và giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo ... |
![]() Hiện thực hóa Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt ... |
Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu
Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
