Kinh tế - Xã hội

Chuyện ngáng đường đi

TRẦN VĂN SỸ
Tác giả: TRẦN VĂN SỸ
Tại nhiều ngã tư, vào giờ cao điểm, dù có đèn tín hiệu đầy đủ nhưng nếu không có cảnh sát (và cả khi có cảnh sát nhưng không đủ số lượng) thì rất hay xảy ra tình trạng: Đường này thì đèn xanh chưa tắt, dòng người vẫn đi, nhưng đường (giao cắt) kia mới sắp hết đèn đỏ là nhiều người đã xông lên rồi.
Đường sắt Việt Nam tổ chức Giải bóng chuyền hơi nữ CNVCLĐ

Cảnh "hai con dê qua cầu"

Chiều 17-9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia và trọng điểm ngành Giao thông vận tải tại Hà Nội đã phải thốt lên: “Rất bức xúc về tình trạng ách tắc giao thông ở TP. HCM và Hà Nội”.

Chuyện ngáng đường đi
Cảnh giao thông hỗn loạn trên đường phố TP. HCM lúc tan tầm. Ảnh: nld.com.vn

Nhìn chung, người ta đều cho nguyên nhân cơ bản của tình trạng ách tắc giao thông đô thị là hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được sự gia tăng quá nhanh của mật độ dân số, phương tiện giao thông và việc tổ chức giao thông đô thị cũng còn nhiều bất cập. Điều này là dễ hiểu, ở nhiều quốc gia khác cũng không hiếm cảnh tắc đường vì những nguyên nhân này.

Nhưng ở ta, có những kiểu tắc đường rất “không giống ai”. Đó là kiểu tắc đường mà nguyên nhân chính lại thuộc về người tham gia giao thông: “Ngáng đường” lẫn nhau, làm tất cả đều bị ách tắc.

Tại nhiều ngã tư, vào giờ cao điểm, dù có đèn tín hiệu xanh, đỏ, vàng đầy đủ nhưng nếu không có cảnh sát (và cả khi có cảnh sát nhưng không đủ số lượng) thì rất hay xảy ra tình trạng: Đường này thì đèn xanh chưa tắt, dòng người vẫn đi, nhưng đường (giao cắt) kia mới sắp hết đèn đỏ, là nhiều người đã xông lên rồi. Dòng người này thì cố đi muộn thêm mấy giây sau khi đèn xanh đã tắt, dòng người kia thì cố đi sớm vài giây trước khi đèn xanh bật lên. Thế là tạo ra “xung đột” giao thông!

Cả hai dòng người đều vì bị mấy người “cố đi thêm” và “cố đi trước” này “ngáng đường” mà tốc độ lưu thoát các phương tiện càng lúc càng kém hơn, dẫn đến rối loạn. Có những ngã tư, hai dòng phương tiện ken nhau như "đan rổ", phương tiện nào cũng nhích từng ly, để rồi mất hàng chục phút, có khi hàng giờ mới ra khỏi đám bùng nhùng, thoát ra được rồi thì đường đi lại thoáng như không. Bốn ngả đường đều thông thoáng mà chỉ có ở ngã tư lại không thể nào qua được!

Vì vậy, ở Hà Nội, chỉ cần có mưa dông, dù không lụt lội, thì lập tức sẽ tắc đường ngay; quá nhiều người vì vội vã, muốn “nhanh hơn một chút” mà bất chấp đèn đỏ nên gây ra sự rối loạn ở hầu hết các ngã tư.

Thật đúng là, thời 4.0 mà trình độ giao thông vẫn chỉ như “hai con dê qua cầu"!

Lấn làn "giành lợi thế"!

Lại có những con đường nhỏ, nhưng vì điều kiện vẫn phải duy trì đường hai chiều, thì… thôi rồi! Vào giờ cao điểm, đường đông, có nhiều người tham gia giao thông rất vô ý thức. Họ cố tình lấn sang nửa đường bên chiều ngược lại để giành lợi thế mà vượt lên trước những người khác đi cùng chiều. Khi nhiều người cùng đi như thế, và lại tranh giành lẫn nhau, khiến cho người đi chiều ngược lại cứ bị ép dần vào lề đường.

Ví dụ trên đường Đê La Thành (Hà Nội), bình thường có thể 6 hàng xe máy (3 chiếc chiều này và 3 chiếc ngược lại) có thể cùng lưu thông song song. Nhưng do kiểu lấn làn "giành lợi thế" như trên, có khi chiều này có 5 chiếc song song mà chiều ngược lại chỉ có 1 chiếc thoát ra được. Có những khi còn lấn hết đường của bên kia, khiến chiều ngược lại không ai đi ra được, mà vẫn còn có những người tiếp tục vượt lên, chiếm nốt cả chỗ đi ra cuối cùng của chiều bên kia.

Nhiều người chứng kiến cảnh ấy chỉ biết lẩm bẩm: Người ta không đi ra được, thì mình lấy chỗ nào mà đi vào? Sao mà còn lắm người (tưởng mình khôn mà) ngu như thế?!

Điều này dẫn đến tình trạng rất phổ biến: Đầu này phương tiện đi vào dễ, nhưng không thể thoát ra ở đầu kia. Lẽ ra hai luồng phương tiện như hai dải song song hai bên lưu thoát với tốc độ như nhau thì lại thành hai luồng hình chữ V đi ngược chiều nhau: “Đầu vào như nước sông Đà, đầu ra nhỏ giọt như cà phê phin”, còn giữa thì chỉ “ùn ứ, nhúc nhích được”. Rõ ràng là kiểu ùn tắc này do ý thức người tham gia giao thông gây nên là chính.

Chuyện ngáng đường đi

Đoàn xe đạp đi vào đường Võ Nguyên Giáp – sân bay Nội Bài nháo nhào bỏ chạy khi thấy lực lượng CSGT. Ảnh: vietnamnet.vn

Lại còn có những người cố tình đi vào đường cấm, thể hiện ý thức giao thông công cộng rất kém. Như mới vài hôm trước, ở Hà Nội, một đoàn xe đạp của những người tập thể thao cố tình đi vào đường chỉ dành cho ô tô khiến cho cảnh sát phải ra tay, khiến cho bao người bức xúc: Ngay giữa Thủ đô, những người đã có ý thức cao trong rèn luyện thể chất như thế, mà lại không có chút ý thức pháp luật giao thông tối thiểu? Tiếc thay!

Thói "ngáng đường" phản ánh văn hóa sống

Thật đáng buồn, tình trạng “ngáng đường lẫn nhau” này có vẻ không có chiều hướng giảm bớt, mà lại có dấu hiệu gia tăng, thậm chí có cả sự vi phạm có tổ chức như đoàn người tập xe đạp nói trên. Sự ngáng đường lẫn nhau thể hiện tính ích kỷ, “khôn vặt” của các cá nhân trong một cộng đồng, chỉ muốn giành lợi thế cá nhân cho riêng mình mà làm hại đến cả cộng đồng, trong đó có mình, và hậu quả cuối cùng là chính mình cũng không tránh khỏi thiệt hại. Thói “ngáng đường” phản ánh văn hóa sống của một bộ phận người trong xã hội, không chỉ thể hiện trong việc đi lại trên đường mà cả trong các quan hệ xã hội khác nữa, làm cho xã hội ngày càng xa dần các tiêu chuẩn văn minh mà lùi dần về hướng lạc hậu, hoang dã.

Đã đến lúc không thể kéo dài thêm tình trạng này. Một mặt, các cơ quan chức năng cần phải nâng cao hơn nữa mức xử phạt để tăng tính răn đe, cảnh báo đối với những người có bản tính thích “ngáng đường” người khác để giành lợi thế, “khôn vặt” cá nhân mà làm hại cộng đồng. Cần xác định “phạt nặng một người làm vạn người khác phải sợ” chứ không thể “tăng cường lực lượng để xử phạt hết người vi phạm” như mong muốn hiện nay được.

Các phương tiện truyền thông cũng cần tăng thêm thời lượng cho việc phê phán thói ích kỉ, vô pháp của những người “khôn vặt” khi tham gia giao thông, để cả xã hội chung tay loại bỏ thói xấu này trong một bộ phận người Việt chúng ta. Mặt khác, mỗi người dân cũng nên nhớ rằng, việc “khôn vặt giành lợi thế” bằng biện pháp ngáng đường, xét cho cùng là hại người, hại mình mà thôi, không có ích lợi gì cho ai, kể cả bản thân mình, vì một khi tất cả mọi người đã lâm vào cảnh tắc đường, thì đừng mong có chuyện một mình mình sẽ đi thông thoáng được.

Mong sao, không còn ai thích làm "kẻ ngáng đường", vì một cộng đồng gồm toàn cá nhân "khôn vặt", chắc chắn sẽ là một cộng đồng dại dột mà mỗi cá nhân trong đó không thể hưởng những thành quả tốt đẹp.

Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động” Khép lại diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”

Sau gần một tháng triển khai diễn đàn “Tăng giờ làm thêm của người lao động”, Tạp chí Lao động và Công đoàn xin khép ...

Cây sắn Cây sắn "phẫn nộ"?!

Dù tên gọi ăn theo tiểu thuyết nổi tiếng "Chùm nho phẫn nộ" của John Stienbeck thì nội dung tuyệt không hề mảy may hư ...

Dẹp loạn clip độc hại Dẹp loạn clip độc hại

Clip nam sinh nhảy lầu gần đây là một giữa muôn vàn clip độc hại đang nhan nhản trên mạng xã hội.

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm