Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn

Chưa một lần được làm nhà báo, nhưng tôi viết vì trách nhiệm và tình yêu với công đoàn

ĐỖ THIỆM
Tác giả: ĐỖ THIỆM
Tôi cứ trăn trở mãi, nhưng rồi cũng quyết định chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng truyền cảm xúc tới những cán bộ công đoàn đang ấp ủ bài viết và cả những người chưa nghĩ tới việc viết tin bài bao giờ; tiếp thêm lòng quyết tâm vượt qua chính mình để làm truyền thông công đoàn, góp phần đổi mới hoạt động công đoàn trong tình hình mới.
Chưa một lần được làm nhà báo, nhưng tôi viết vì trách nhiệm và tình yêu với công đoàn
Tác giả (bên trái) vinh dự nhận Giải Nhì “Giải báo chí về phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn tỉnh Lâm Đồng lần thứ nhất năm 2021 – 2022”. Ảnh: NVCC

Trách nhiệm với công việc – vượt qua khó khăn

Có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên cái “cơ duyên” được làm công việc của những nhà báo, đó là từ tháng 3/2019, khi ấy, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng sắp sếp lại các ban, tôi được phân công làm Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công; cũng từ đây, những trăn trở trong tôi ngày càng sâu nặng hơn: “Làm thế nào để hoạt động của các cấp công đoàn tỉnh Lâm Đồng được lan tỏa rộng rãi hơn”. Bởi trước đó, phong trào công nhân, viên chức, người lao động (CNVCLĐ), hoạt động Công đoàn tỉnh Lâm Đồng thỉnh thoảng mới chỉ được xuất hiện trên báo và đài truyền hình của tỉnh.

Gắn liền với nhiệm vụ được giao phụ trách công tác tuyên giáo công đoàn, mục tiêu tôi đặt ra cũng rất cụ thể, đó là đưa được thông tin hoạt động của Công đoàn Lâm Đồng lên báo chí địa phương và báo chí của tổ chức Công đoàn. Thế nhưng phương thức nào để thực hiện thì quả thật khi ấy tôi cứ như người giữa biển khơi không biết đâu là bến bờ. Bởi tôi vốn học khoa học tự nhiên, lâu nay làm về chính sách pháp luật, quan hệ lao động; lại chưa một lần được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và cũng chưa một lần viết bất kỳ một tin bài nào trên báo chí.

Loay hoay mấy ngày, rồi tôi cũng đưa ra được cho mình một quyết định mà đến bây giờ kiểm nghiệm lại, tôi có thể tự tin rằng đây là một quyết định đúng đắn, đó là tìm đọc các tin ngắn trên Báo Lao động; đọc rất nhiều tin về hoạt động công đoàn ở các địa phương, các ngành rồi chọn 1 tin mà mình tâm đắc nhất để đọc đi, đọc lại nhiều lần; tự đặt ra các câu hỏi rồi tự trả lời, ghi chép lại những nội dung, thông tin, bố cục của bài báo ấy.

Với cái được cho là "công thức" mà tôi tự rút ra sau nhiều lần đọc các tin, bài trên báo; lấy thông tin từ hoạt động mà mình được tham dự, ráp vào khuôn mẫu ấy, đọc rồi sửa năm lần, bảy lượt cuối cùng quyết định dừng lại với hơn 300 chữ; sản phẩm tinh thần đầu tiên của tôi ra đời là như thế. Có được sản phẩm rồi nhưng làm thế nào để gửi đến tòa soạn được lại là câu hỏi tiếp theo mà tôi phải đi tìm lời giải đáp. Đúng là “cái khó ló cái khôn”, qua nhiều lần điện thoại cậy nhờ các anh chị làm tuyên giáo công đoàn các tỉnh tôi cũng kết nối được với phóng viên Báo Lao động phụ trách địa bàn Lâm Đồng.

Cái duyên với công việc “viết lách” có lẽ bắt đầu từ đây khi tôi được phóng viên vui vẻ nhận lời hỗ trợ. Qua sự "lành nghề" và nhiệt tình của phóng viên, bài báo đầu tiên với tác giả là tôi cũng tròn trịa hơn và được xuất bản trên báo điện tử. Nhận đường link từ phóng viên gửi lại, tôi vội vàng mở ra đọc, mắt nhòe đi khi nhìn tên mình được ghi ngay dưới tiêu đề bài báo. Giây phút hồi hộp qua đi, tôi dành thời gian đọc rất kỹ từng chữ, xem xét từng dấu chấm, dấu phẩy, so sánh với bài mình gửi trước đó để biết đã được ban biên tập sửa như thế nào.

Chưa một lần được làm nhà báo, nhưng tôi viết vì trách nhiệm và tình yêu với công đoàn
Luôn cố gắng vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ truyền thông đoàn. Ảnh: NVCC

Sự động viên, khích lệ của lãnh đạo, đồng nghiệp trong cơ quan và các anh chị làm tuyên giáo trong hệ thống công đoàn tiếp thêm nghị lực để tôi có thêm những tin, bài về hoạt động Công đoàn Lâm Đồng đăng trên báo điện tử. Thêm một kỷ niệm với báo chí mà tôi không thể quên được, đó là lần đầu tiên được cầm trên tay tờ báo in có tên tác giả là chính mình; dù đã được phóng viên thông tin trước nhưng khi lật trang báo ấy, hai tay tôi vẫn lóng ngóng, trống ngực thì cứ rộn ràng. Đây chính là dấu mốc quan trọng để tôi tiếp tục được tham gia viết trên cả báo điện tử và báo in của một số cơ quan báo chí như: Báo Lâm Đồng, Báo Lao động, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Báo Lao động thủ đô, Tạp chí Đảng Cộng sản Việt Nam…

Rồi trách nhiệm của những người phụ trách công tác tuyên giáo như tôi lại càng lớn hơn khi các cấp công đoàn triển khai thực hiện Chương trình số 01/CTr-TLĐ ngày 26/8/2020 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về "Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam đến năm 2023"; song đây cũng là động lực để tôi có thể vượt qua những khó khăn cả trong chuyên môn nghiệp vụ cũng như hoàn cảnh cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ công tác truyền thông công đoàn và nuôi dưỡng được tình yêu dành cho báo chí ngày càng sâu đậm hơn.

Đã không ít lần các cán bộ công đoàn đùa vui khi nói về tôi “Anh ấy nghiện viết rồi”. Tôi không hề phủ nhận điều này, vì giữa bộn bề công việc của Trưởng Ban Chính sách – Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh mà như cách nói vui của một số cán bộ công đoàn là “siêu ban”, trong mỗi hoạt động, sự kiện của công đoàn, tôi luôn cố gắng ghi lại hoặc nhớ kỹ tên nhân vật, hay đôi khi chỉ là 1 câu nói, 1 từ khóa, 1 tấm hình… Để rồi mỗi buổi tối, sau khi đã chu toàn những công việc gia đình, khi ấy chiếc máy tính và cây đèn bàn là những người bạn trung thành thao thức cùng tôi tái hiện lại sự việc, trăn trở, cân nhắc từng con chữ, lựa chọn từng dấu câu, sao cho phù hợp nhất, truyền tải được đúng nhất nội dung câu chuyện hay biểu cảm của nhân vật…

Cứ như thế, ngày qua ngày, công việc chuyên môn ở cơ quan, phong trào CNVCLĐ và hoạt động của các cấp công đoàn là nguồn thông tin, nguồn cảm xúc phong phú để tôi phác họa, gọt dũa cho mỗi tin bài được hoàn thiện hơn, mang hơi thở của thực tiễn hơn; đồng thời mỗi bài viết được xuất bản cũng là dịp để tôi phải suy nghĩ sâu hơn, tìm ra được những giá trị cốt lõi, những phương pháp, cách làm tối ưu hơn trong mỗi hoạt động, sự kiện của tổ chức Công đoàn để phục vụ công tác ngày càng hiệu quả hơn…

Chưa một lần được làm nhà báo, nhưng tôi viết vì trách nhiệm và tình yêu với công đoàn
Tác giả (bên phải) tham gia các hoạt động ở cơ sở để được hòa vào phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn. Ảnh: NVCC

Niềm tin yêu của đồng nghiệp – nỗ lực trau dồi

Nếu như cái duyên mà tôi “bén” với “viết lách” trước hết là trách nhiệm với công việc được phân công thì động lực để tôi tiếp tục trau dồi kỹ năng viết, tiếp tục gắn bó hơn với công tác truyền thông công đoàn chính là niềm tin yêu của đồng nghiệp – những người cán bộ công đoàn, cả những phóng viên chuyên nghiệp, thư ký tòa soạn và lãnh đạo các báo/tạp chí đã trao gửi cho tôi.

Đã có lần một đồng chí chủ tịch LĐLĐ huyện nhắn tin cho tôi sau khi đọc bài tôi viết về hoạt động công đoàn ở đó: “Em thấy anh viết như thở vậy, nhẹ nhàng, đủ đầy, sâu lắng, không máy móc... ”. Tôi hiểu rằng, đây là lời động viên, khích lệ mà đồng nghiệp dành cho mình. Bởi khác và thuận lợi hơn với những phóng viên chuyên nghiệp, tôi viết về những việc mà những người cán bộ công đoàn chúng tôi đang làm mỗi ngày; thấu hiểu và nói thay những tâm tư, suy nghĩ của đoàn viên, CNVCLĐ đã gửi gắm.

Cũng có lần thư ký tòa soạn và các phóng viên động viên tôi: “Ông ấy viết như chuyên nghiệp vậy”. Tôi biết rằng, đây là sự tin tưởng mà những người làm báo chuyên nghiệp dành cho tôi, cũng là mong muốn tôi sẽ cố gắng hơn nữa để đóng góp vào hoạt động truyền thông của tổ chức Công đoàn. Bởi tôi biết mình là người “ngoại đạo” nhưng luôn nhận được sự quý mến và tôn trọng của những nhà báo; từ việc được cấp tài khoản CMS đến việc tham gia thảo luận xây dựng đề cương chuyên đề, hay phân công tham gia viết tuyến bài sâu, số báo đặc biệt, báo xuân… tất cả những việc ấy, tôi đều được bình đẳng tham gia cùng những phóng viên chuyên nghiệp khác.

Tôi cũng hiểu rằng, đây chính là cơ hội để tôi được học hỏi thêm ở những phóng viên chuyên nghiệp, những người có thâm niên, kinh nghiệm trong nghề báo. Có lẽ rằng, chính từ niềm tin yêu của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và những chia sẻ, sự tin tưởng của những người làm báo dành cho mình mà tôi tự nhủ phải có trách nhiệm hơn trong mỗi bài viết. Điều đó đã thôi thúc tôi mạnh dạn tham gia một số cuộc thi viết và đã có đôi lần được ghi nhận kết quả, đó là: Giải Nhì “Giải báo chí về phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn tỉnh Lâm Đồng lần thứ nhất năm 2021 – 2022”; Giải Khuyến khích Cuộc thi “Viết về công tác dân tộc và tôn giáo” do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức; đoạt 3 Giải “Tác phẩm hay trong tháng” và Giải Khuyến khích vòng chung khảo Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức.

Chưa một lần được làm nhà báo, nhưng tôi viết vì trách nhiệm và tình yêu với công đoàn
Chiếc máy tính và cây đèn bàn là những người bạn trung thành thao thức cùng tôi trăn trở, cân nhắc từng con chữ, lựa chọn từng dấu câu cho mỗi bài viết hoàn thiện hơn. Ảnh: NVCC

Dẫu biết rằng quãng thời gian tôi tham gia viết còn khiêm tốn; tin, bài tôi viết cũng chưa được nhiều; nhưng với tôi đó là sự nỗ lực mà trước hết là vượt qua chính mình để được hòa vào phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn. Quãng thời gian đó là cơ hội để được nghe, được thấy, được cảm nhận và truyền thông về những mô hình hay, cách làm hiệu quả, gương người tốt, việc tốt trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ. Đó là cách mà chị Trần Thị Hồng Thạnh “Nghe công nhân nói – Nói công nhân hiểu”; đó là quá trình cải tiến dàn khoan ngầm của anh Nguyễn Văn Sơn; đó là niềm vui của anh Lê Văn Hải cùng vợ con khi dọn về ở trong ngôi nhà của chính mình mới được công đoàn hỗ trợ xây dựng; đó là nỗi gian truân của những y bác sĩ “Cõng vắc xin COVID-19 về buôn làng”; hay “Mùa hè khó quên”, “Chuyến xe yêu thương” của thầy cô giáo tham gia thu gom nông sản hỗ trợ người dân vùng dịch… Tất cả đều rất xứng đáng được truyền thông, chia sẻ để lan tỏa sâu rộng hơn.

Thường thì khi làm việc gì người ta cũng phải tính toán đến tiền công, tiền thù lao, với nghề báo là nhuận bút. Nhưng có lẽ chỉ những “cây viết công đoàn” nào từng làm truyền thông hay cộng tác với báo mới thấu hiểu và chia sẻ được về điều này; bởi đề tài về công đoàn chưa có nhiều độc giả quan tâm nên khó đạt các tiêu chí trả nhuận bút của các báo đề ra.

Với tôi, thường xuyên thâu đêm cùng những bài viết, không ít lần thoát máy tính, lên giường nằm rồi lại dậy bật máy lên chỉ để sửa lại hay thay đổi 1 từ trong bài viết; cũng không ít lần chuyển bài cho biên tập viên khi gà đã gáy canh ba, canh bốn; hay cũng không ít lần “trắng đêm” để kịp gửi bài theo yêu cầu của ban biên tập… thì “nhuận bút” tương xứng nhất có lẽ là sự ghi nhận, tin tưởng của ban biên tập; là lòng tin yêu của độc giả, của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và cũng là được đóng góp phần sức lực nhỏ bé của mình cho công tác truyền thông của công đoàn.

Chưa một lần được làm nhà báo, nhưng tôi đã, đang và sẽ viết vì trách nhiệm với công việc, vì tình yêu dành cho công tác công đoàn.

Tin mới hơn

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương

Có một mái nhà chung đầy yêu thương - Công đoàn Trường THCS Ngô Sĩ Liên (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Có thể nói, nó không chỉ là một tổ chức đại diện cho quyền lợi của giáo viên mà còn là mái nhà chung đầy ắp yêu thương, nơi mỗi thành viên đều cảm thấy được quan tâm, chia sẻ và đồng hành trong công việc lẫn cuộc sống.
Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Sức mạnh nằm ở tinh thần đoàn kết và tình yêu nghề

Đây không chỉ là một bài viết tham gia cuộc thi, mà còn là những dòng tâm sự chân thật từ một giáo viên trẻ vừa chập chững bước vào nghề. Tôi muốn được kể lại câu chuyện về những người đã truyền cho tôi ngọn lửa yêu nghề, về những tấm gương thầy cô đã giúp tôi hiểu và trân trọng hơn giá trị của sự đoàn kết, yêu thương trong môi trường sư phạm – ngôi trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, xã IaDreng, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai – nơi tôi may mắn được bắt đầu hành trình làm nghề gieo chữ.
Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Tấm lòng của cô bảo mẫu Nguyễn Thị Mỹ Hiền

Trong không gian ấm áp của ngôi trường tiểu học, có một bóng dáng nhỏ nhắn, tần tảo luôn bận rộn chăm sóc từng em học sinh. Đó là cô Nguyễn Thị Mỹ Hiền – một bảo mẫu Trường Tiểu học Châu Văn Liêm (phường 5, quận 6, TP. Hồ Chí Minh) với trái tim nhân hậu và tấm lòng yêu trẻ.

Tin tức khác

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Công đoàn nhà trường – nguồn động viên lớn lao

Tình yêu thương luôn hiện hữu, dù vô hình. Nó đa dạng như viên đá ngũ sắc, lung linh và ấm áp trong từng khoảnh khắc đời thường. Tôi cảm nhận rõ điều ấy tại nơi làm việc - Công đoàn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Hàm Yên (Tuyên Quang). Ngôi trường không chỉ là nơi giảng dạy, mà là mái ấm thứ hai thân yêu, nơi lan tỏa tình yêu thương giữa người với người.
Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Nhìn lại một hành trình đến với công đoàn

Ngày 17/3/2023 là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời tôi khi tôi được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành (BCH) Công đoàn Trường THPT Nguyễn Trãi (thị xã Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), nhiệm kỳ 2023-2028 và được giao trọng trách Chủ tịch Công đoàn.
Sắc màu công sở

Sắc màu công sở

Nhờ những nỗ lực không ngừng, Công đoàn Trung tâm thanh toán, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, đồng thời thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đơn vị, góp phần vào thành công chung của BIDV.
Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Người “giữ lửa” cho Công đoàn Trường THCS Gò Xoài

Cô Phạm Thị Thanh Xuân, người đã giữ chức vụ Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Gò Xoài, huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) từ năm 2007 đến 2023 là một tấm gương sáng ngời về sự tận tụy và lòng yêu thương đối với công việc và đồng nghiệp. Suốt hơn 16 năm đảm nhận trọng trách này, cô Xuân không chỉ là một người lãnh đạo mà còn là người đồng hành, người bảo vệ và người bạn của mọi công đoàn viên và người lao động tại trường.
Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo

Anh Nguyễn Minh Thanh- công nhân thích sáng tạo

Anh Nguyễn Minh Thanh, Tổ trưởng sản xuất Công ty Cổ phần Dược phẩm Tipharco (Tiền Giang), vừa được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vinh danh công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2025.
Điểm tựa cuộc sống

Điểm tựa cuộc sống

Cuộc đời của mỗi chúng ta luôn là một hành trình dài và trên hành trình ấy không thể biết được điều gì sẽ xảy ra ở phía trước. Có thể là niềm vui, là may mắn nhưng cũng có thể là những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Vì thế, ta rất cần một “điểm tựa” vững vàng để có thể mạnh mẽ vượt qua bước tiếp. Đoàn viên luôn có được cho mình một “điểm tựa” chắc chắn để yên tâm công tác đó chính là Công đoàn Trường THPT Tân Trào (thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang).
Xem thêm