Bộ Y tế cảnh báo giả mạo trong mua bán vaccine ngừa Covid-19 Tung tin giả mạo trên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu tiền? Phát hiện hàng loạt trang mạng giả mạo lực lượng công an thu thập thông tin |
![]() |
Giả mạo tin nhắn thương hiệu được xem là chiêu thức lừa đảo tinh vi |
Trong giai đoạn hiện nay, khối lượng giao dịch ngân hàng, mua bán theo phương thức online rất lớn, hoạt động giả mạo tin nhắn thương hiệu (SMS brand name) lừa tài sản của người dùng càng tinh vi, nguy hiểm.
Hình thức lừa đảo
SMS brand name là một hình thức tin nhắn thương hiệu, được các tổ chức, cá nhân đăng ký độc quyền tại các nhà mạng viễn thông và sử dụng làm dịch vụ gửi tin nhắn, gọi điện hàng loạt đến khách hàng để chăm sóc, quảng bá hình ảnh.... Nguyên tắc của hình thức này là: Khi tin nhắn, cuộc gọi brand name đã được đăng ký tại các nhà mạng, các tổ chức, cá nhân khác không được phép đăng ký trùng tên thương hiệu.
Thủ đoạn phổ biến của đối tượng lừa đảo là sử dụng số điện thoại bất kỳ (bởi SIM rác) để phát tán nội dung lừa đảo. Hành vi này lâu nay đã được cảnh báo đến người tiêu dùng. Thời gian gần đây, các đối tượng đã thay đổi phương thức: Giả mạo tin nhắn, cuộc gọi thương hiệu của các ngân hàng, công ty điện lực…
Nguy hiểm hơn, các tin nhắn, cuộc gọi giả mạo được lưu trữ cùng thư mục với tin nhắn thương hiệu thật của ngân hàng, công ty điện lực... trên điện thoại di động của người dùng. Do đó, người dùng sẽ rất dễ nhầm, tưởng đây là thông báo chính thức từ ngân hàng hay cơ quan hữu quan.
Sau khi có được thông tin khách hàng của ngân hàng, tổ chức… các đối tượng sẽ gửi tin nhắn, cuộc gọi brand name đến khách hàng đó. Trong nội dung tin nhắn giả mạo luôn kèm đường dẫn đến trang web giả mạo do đối tượng quản lý (có tên gần giống với trang web chính thức của ngân hàng, tổ chức…) khiến người dùng dễ lầm tưởng, mất cảnh giác.
Khi người dùng truy cập vào đường dẫn nói trên, hệ thống sẽ tự động hiển thị một trang web giả mạo và được yêu cầu điền các thông tin (tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP…). Khi có được thông tin, các đối tượng sẽ kiểm soát được tài khoản chuyển tiền trực tuyến của khách hàng và thực hiện được các hành vi (chuyển khoản, mở thấu chi, topup thẻ tín dụng, đăng ký vay online…).
Bằng các phương thức, thủ đoạn trên, thời gian qua, các đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều khách hàng với số tiền lớn. Tình trạng này xảy ra tại nhiều địa phương trên cả nước.
Giải pháp cho người tiêu dùng
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khuyến cáo, người tiêu dùng khi nhận được những tin nhắn như trên, cần: Kiểm tra kỹ nội dung tin nhắn; không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung trong tin nhắn. Website chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn bằng hình ổ khóa bên cạnh tên miền website (giao thức https).
Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, người tiêu dùng có thể gọi điện trực tiếp lên tổng đài chăm sóc khách hàng của ngân hàng, công ty điện lực... để kiểm tra lại thông tin. Hoặc có thể nhờ người có kinh nghiệm tư vấn; phản ánh các tin nhắn giả mạo tới ngân hàng, tổ chức và các cơ quan chức năng... để có biện pháp xử lý kịp thời. Người tiêu dùng cần thường xuyên thay đổi mật khẩu đăng nhập tài khoản internet banking, smart banking và có biện pháp để quản lý, bảo mật các thông tin này.
![]() Lễ công bố và trao giải cuộc thi "Thời khắc khó quên" sẽ được tường thuật trực tiếp trên sóng VTV3 vào ngày 31/10/2021 trong ... |
![]() “Cậu IT” Nhâm Hoàng Khang bị bắt để điều tra tội “cưỡng đoạt tài sản”. Cũng trong đêm qua, người dùng nháo nhác bởi các ... |
![]() Sau hiệu ứng lan tỏa của đợt thi tháng 8, cuộc thi “Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp” tháng 9 đã thu ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
