![]() |
Ảnh minh họa: Bộ Y tế |
Theo thông tin chính thống từ Chính phủ: "Hộ chiếu vaccine" là chứng nhận tiêm chủng Covid-19 điện tử do các cơ sở tiêm chủng và Bộ Y tế ký số xác nhận dựa trên thông tin tiêm chủng Covid-19 của người dân.
Bộ Y tế cho biết thời hạn của "hộ chiếu vaccine" chính là thời hạn của mã QR trong thời gian 12 tháng kể từ ngày Bộ Y tế ký số xác nhận. Khi mã QR hết hạn, người dân sẽ được thông báo và tự động khởi tạo mã QR mới để sử dụng. Đây là giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
Vẫn còn số lượng lớn người dân chưa thể cấp "hộ chiếu vaccine" vì trong số hơn 73,4 triệu người có căn cước công dân/chứng minh nhân dân (CCCD/CMND) còn hơn 43 triệu mũi tiêm đã xác minh nhưng còn sai thông tin gồm số định danh, ngày sinh, họ tên và thông tin khác.
Vậy đâu là nguyên nhân tình trạng chậm được cấp "hộ chiếu vaccine"? Theo Bộ Y tế thì có ba trường hợp sai dữ liệu không cấp được "hộ chiếu vaccine":
Một là: do không có số CMND hoặc CCCD; hai là: Sai định dạng số CMND/CCCD; ba là: sai thông tin cá nhân cơ bản như số CMND, họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính...
Trước tình hình này, Bộ Y tế đã có công văn gởi đến các tỉnh, thành đề nghị khẩn trương "làm sạch" các dữ liệu tiêm chủng Covid-19 và hoàn thành trước ngày 1/6/2022 theo các bước như sau:
1. Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã/phường chỉ đạo trạm y tế lập danh sách đối tượng tiêm chủng Covid-19 thường trú trên địa bàn sai thông tin.
2. Tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp xã/phường giao tổ công tác triển khai Đề án 06 cấp thôn/ấp thực hiện rà soát, bổ sung, điều chỉnh thông tin. Sau đó danh sách được chuyển tới công an xã/phường để thực hiện đối chiếu, xác thực, cập nhật, bổ sung thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
3. Công an xã/phường ký và bàn giao danh sách cho trạm y tế để lưu trữ và cập nhật, bổ sung thông tin đối tượng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19.
4. Trạm y tế thực hiện cập nhật lại thông tin cho các đối tượng trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19:
- Đối với các trường hợp đối tượng không có số CCCD/CMND hoặc sai định dạng số CCCD/CMND, hệ thống cho phép nhập danh sách (import) từ tệp định dạng Excel (sử dụng chức năng Import đối tượng tiêm Covid-19).
- Đối với các trường hợp sai thông tin cá nhân cần chỉnh sửa trực tiếp trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19. Sau khi thực hiện cập nhật thông tin, cán bộ trạm y tế sử dụng chức năng lập danh sách xác minh thông tin để xem kết quả.
5. Các cơ sở tiêm chủng hằng ngày phải thực hiện kiểm tra, ký xác nhận "hộ chiếu vaccine".
6. Các cơ sở tiêm chủng trực thuộc Bộ Y tế, thuộc y tế các bộ, ngành, các cơ sở tiêm chủng tuyến tỉnh, tuyến huyện thực hiện ký xác nhận "hộ chiếu vaccine", không phải thực hiện công tác xác minh, làm sạch dữ liệu tiêm chủng vaccine Covid-19.
Về phía người dân cần kiểm tra thông tin tiêm chủng Covid-19 trên Cổng thông tin tiêm chủng hoặc ứng dụng của Sổ sức khỏe điện tử.
Bộ Y tế cũng đã có công văn yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan không được gây khó khăn cho người dân trong việc cấp giấy chứng nhận tiêm chủng và "hộ chiếu vaccine".
Giấy chứng nhận tiêm chủng và "hộ chiếu vaccine" có nhiều tác dụng trong việc theo dõi sức khỏe, xuất, nhập cảnh và còn có vai trò quan trọng về sau khi ngành Y tế ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, chẳng hạn như bệnh viện thông minh, bệnh án điện tử...
Chúng ta chờ đợi vào ngày 1/6 để hoàn thiện một hồ sơ y tế quan trọng của công dân trên phạm vi cả nước. Muốn vậy Bộ Y tế, Bộ Công an và các tỉnh, thành phải khẩn trương và phối hợp nhịp nhàng để hoàn thành như tiến độ đề ra.
![]() Rất nhiều băn khoăn, lo ngại được đặt ra, nhưng rõ ràng, khi đặt lên bàn cân, Phú Quốc có nhiều lợi thể để trở ... |
![]() Một chiếc phao cứu sinh cho những điểm đến? Không, nói đúng hơn, hộ chiếu vắc-xin là cơ hội để hồi sinh và để bứt ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
