Phóng sự điều tra

Cán bộ công đoàn đề xuất xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Đại diện công đoàn nhiều địa phương nêu thực trạng các doanh nghiệp trốn, nợ đóng bảo hiểm xã hội khiến người lao động chịu muôn vàn thiệt thòi, khó khăn.

Chiều 5/4/2023, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại Hội thảo, đông đảo cán bộ công đoàn địa phương, ngành - trên cơ sở nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động đã đóng góp nhiều ý kiến vào dự thảo.

Đồng chí Phạm Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Phú Thọ nêu thực tế hiện nay ở nhiều doanh nghiệp, hằng tháng người lao động đóng tiền BHXH đầy đủ nhưng người sử dụng lao động không nộp cho cơ quan BHXH, cuối cùng thiệt thòi thuộc về người lao động.

Cán bộ công đoàn đề xuất xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Toàn cảnh Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - Ảnh: Ý YÊN

“Cái này liệu có bình đẳng hay không? Đây là điều chúng tôi băn khoăn”, đồng chí Sơn nói, cho biết nhiều công nhân phản ánh doanh nghiệp đang chiếm dụng tiền của họ qua bao nhiêu năm.

“Chúng ta nghiên cứu làm sao để nguyên tắc có đóng có hưởng, công bằng, ai sai ở đâu phải chịu, cần có đủ chế tài pháp luật để xử lý, buộc doanh nghiệp phải chấp hành pháp luật”, đại diện LĐLĐ tỉnh Phú Thọ nêu.

Đồng chí Phạm Sơn cho hay, ở Phú Thọ từng có doanh nghiệp bị xử phạt, bị khởi kiện ra toà, thậm chí người lao động thắng kiện nhưng cũng không làm được gì bởi doanh nghiệp vẫn không có tiền nộp BHXH. Công nhân vẫn là người thiệt vì không được hưởng quyền lợi.

Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Phú Thọ cho rằng nếu kiên quyết "làm rắn" quá cũng khó, thay vào đó, nên nghiên cứu làm thế nào giải quyết ổn thoả, đảm bảo tính công bằng.

Đồng chí Phạm Sơn cũng đề nghị trong luật nên nghiên cứu để có quy định cụ thể trong giải quyết quyền lợi người lao động khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích, không có tài sản đảm bảo…

Cán bộ công đoàn đề xuất xử lý doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Đồng chí Phạm Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Phú Thọ - Ảnh: Ý YÊN

Đồng chí Dương Đức Khanh – Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Ninh Bình dẫn trường hợp một doanh nghiệp lĩnh vực da giày ở địa phương trốn đóng, nợ BHXH 3 năm. Các cơ quan chức năng phối hợp làm việc với doanh nghiệp chỉ ở mức độ nhất định, đến mức họ đã âm thầm chuyển hết tài sản, bỏ trốn. “Chúng tôi làm đủ trình tự, phối hợp với các ngành nhưng không làm gì được, kể cả công an vào cũng không khởi tố được vụ án, cuối cùng hàng nghìn người lao động bị mất quyền lợi. Đây là điều thiệt thòi, xót xa, trong đó có trách nhiệm của chúng tôi”.

Đại diện Công đoàn Ninh Bình đề nghị bổ sung một khoản vào Điều 19, đó là người sử dụng lao động, cơ quan BHXH có trách nhiệm công khai thông tin của người lao động và cơ quan đóng BHXH để người lao động được theo dõi. Bên cạnh đó, đề nghị sửa đổi bổ sung khoản 7 Điều 21, đó là yêu cầu cơ quan BHXH xác nhận thông tin đóng BHXH, hằng tháng cung cấp thông tin công khai để mọi người kiểm tra, giám sát doanh nghiệp đã đóng nộp, chấp hành chưa?

Đồng chí Lê Đức Thọ, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang nêu, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung các biện pháp xử lý trốn đóng BHXH, chẳng hạn cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hoá đơn đối với người sử dụng lao động trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên là biện pháp mạnh sắp tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nợ BHXH trước đó nhiều năm, nếu áp dụng biện pháp này thì “sẽ chết vì không hoạt động được”, do đó người lao động lại gánh chịu hậu quả.

Đồng chí Lê Đức Thọ cũng cho rằng, khi đổi mới doanh nghiệp, vấn đề nợ BHXH cũ rất khó giải quyết bởi doanh nghiệp nộp bao nhiêu thì lại bị trừ vào nợ cũ và tiền lãi chậm nộp. “Nếu luật BHXH không cởi chỗ này, người lao động sẽ chắc chắn thiệt thòi”, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bắc Giang bày tỏ.

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu, người lao động khi đã đóng BHXH, họ có quyền được hưởng quyền lợi, điều này đã được hiến pháp ghi nhận. “Hiện chúng ta đang kiến nghị Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết những vấn đề của lịch sử. Rút kinh nghiệm từ câu chuyện của lịch sử để có thể nghiên cứu, thiết kế, hạn chế, giảm thiểu tình trạng nợ BHXH, dù đây là câu chuyện dài”, đồng chí Ngọ Duy Hiểu cho hay.

Trước đó, ngày 13/6/2022, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 50/2022/QH15 về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, trong đó thông qua hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật BHXH (sửa đổi) với 5 nhóm chính sách bao gồm: Xây dựng hệ thống BHXH đa tầng, linh hoạt; Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH; Mở rộng diện bao phủ đối tượng thụ hưởng BHXH (lương hưu, BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội); Bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH; Đa dạng hoá danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.

Về bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, nhằm nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện thu BHXH và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng BHXH cho người lao động, góp phần hạn chế tình trạng trốn đóng BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động hiện nay.

Đọc nhiều

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm