Phóng sự điều tra

Bổ sung quy định về doanh nghiệp nợ BHXH phải bồi thường cho người lao động

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BHXH. Dự thảo được xây dựng với chủ trương tăng cường các biện pháp xử lý trốn đóng BHXH.
TP Hồ Chí Minh: Hơn 58.000 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội
Bổ sung quy định về doanh nghiệp nợ BHXH phải bồi thường cho người lao động

Công nhân Nhà máy Dệt Hà Nam (thuộc Công ty CP Dệt 19/5 Hà Nội) tập trung đòi quyền lợi về lương và Bảo hiểm xã hội vào ngày 2/2/2023. Ảnh: MINH ANH

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quá trình thực hiện Luật BHXH năm 2014 bộc lộ những điểm hạn chế, bất cập như: Diện bao phủ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH trên thực tế còn thấp; các quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) trong thực hiện pháp luật về BHXH vẫn còn khoảng trống; quy định về thời gian đóng tối thiểu để hưởng lương hưu chưa phù hợp với thực tế tham gia BHXH và nhu cầu hưởng lương hưu của NLĐ; tính tuân thủ pháp luật về BHXH còn thấp, vẫn còn tình trạng chậm đóng, trốn đóng BHXH; một số chế độ BHXH chưa được quy định để tăng sự hấp dẫn của BHXH; mức hỗ trợ của một số chế độ, chính sách còn chưa hấp dẫn; vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc thực hiện pháp luật về BHXH còn có vướng mắc về cả quy định pháp lý và thực tiễn thực hiện; quy định về công nghệ thông tin, công nghệ, phương tiện kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại 4.0...

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất xây dựng dự thảo Luật BHXH nhằm giải quyết căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành, tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn trong tham gia, thụ hưởng các quyền lợi về BHXH. Đồng thời, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình tham gia và thụ hưởng các quyền lợi về BHXH, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế trong lĩnh vực BHXH.

Dự thảo Luật BHXH gồm 9 chương, 133 điều (Luật BHXH 2014 gồm 9 chương, 125 điều). Bên cạnh những quy định chung, dự thảo đề xuất một số nội dung như: Quản lý nhà nước về BHXH, tổ chức thực hiện BHXH và quyền, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với BHXH; trợ cấp hưu trí xã hội; đăng ký tham gia và quản lý thu, đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện….

Dự thảo Luật BHXH sửa đổi bổ sung nội dung quy định quản lý thu, đóng BHXH. Với nhóm chính sách này, những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là hành vi trốn đóng, chậm đóng, nợ đóng, trục lợi BHXH sẽ bị xử lý nghiêm.

Các biện pháp đề xuất để xử lý trốn đóng BHXH đó là, NSDLĐ phải nộp số tiền bằng 0,03%/ngày tính trên tổng số tiền trốn đóng (tương tự như tiền chậm nộp thuế hiện nay).

Cơ quan có thẩm quyền quyết định ngừng sử dụng hóa đơn đối với NSDLĐ trốn đóng BHXH từ 6 tháng trở lên; hoãn xuất cảnh đối với NSDLĐ trốn đóng BHXH từ 12 tháng trở lên.

Ngoài ra, Công đoàn và cơ quan BHXH có thẩm quyền khởi kiện vụ việc về BHXH ra Tòa án. Nếu có dấu hiệu phạm tội trốn đóng BHXH theo quy định của Bộ luật Hình sự, cơ quan BHXH sẽ kiến nghị khởi tố theo quy định…

Bên cạnh đó, dự thảo Luật BHXH sửa đổi cũng bổ sung trách nhiệm của NSDLĐ phải bồi thường cho NLĐ nếu không tham gia hoặc tham gia BHXH bắt buộc không đầy đủ, kịp thời mà gây ra thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của NLĐ.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội của các cơ quan, đơn vị bình quân giai đoạn 2016-2020 là khoảng 10.000 tỷ đồng. Xu hướng chậm đóng BHXH vẫn tiếp tục tăng trong các năm tới, đặc biệt trong bối cảnh các đơn vị doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Xét theo thời gian chậm đóng BHXH, các cơ quan, đơn vị chậm đóng kéo dài trên 3 năm hiện chiếm tỉ trọng cao, bình quân giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 là trên 30%. Đặc biệt, số tiền chậm đóng BHXH khó có khả năng thu hồi có xu hướng tăng nhanh, từ 1.562 tỷ đồng (năm 2016) tăng lên đến khoảng 2.600 tỷ đồng (năm 2020).

Mặc dù Luật Doanh nghiệp, Luật Phá sản, Luật Hợp tác xã, Luật Các tổ chức tín dụng đã có quy định về ưu tiên giải quyết các khoản tiền chậm đóng BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp nhưng không phải là khoản ưu tiên thanh toán đầu tiên khi thanh lý tài sản.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phần lớn các doanh nghiệp phá sản, chấm dứt hoạt động thời gian qua khi thanh lý tài sản không thu hồi được hoặc thu hồi được rất ít so với các khoản tiền chậm đóng BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, NLĐ không được ghi nhận đối với khoảng thời gian doanh nghiệp bị chậm đóng BHXH, Bảo hiểm thất nghiệp dẫn đến quyền lợi bị ảnh hưởng.

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 1: Công nhân đột ngột mất việc Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 1: Công nhân đột ngột mất việc

Chỉ trong vài tháng của năm 2021, lần lượt 10 công nhân lao động lành nghề, có thâm niên của Công ty CP Cơ khí ...

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 2: Xây nhà ở cao tầng trong nhà máy

Hàng chục năm nay, khu tập thể 319 Vĩnh Hưng hình thành ngay trong khu đất thuộc Công ty CP Cơ khí xây dựng giao ...

Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi Bất ổn di dời khu tập thể 319 Vĩnh Hưng - Kỳ 3: Người dân sống trong sợ hãi

Trong khu đất hoang tàn, ngổn ngang những đống gạch vỡ khổng lồ, các cư dân còn lại của khu tập thể 319 Vĩnh Hưng ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm