
Khai trương Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chuyên sâu, chất lượng cao tại Quận 8, TP.HCM |
Tại buổi tọa đàm công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI Modus V Synaptive, Thầy thuốc ưu tú, ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, chia sẻ sự tự hào và xúc động khi thấy những bệnh nhân đã hồi phục, sinh hoạt bình thường sau phẫu thuật bằng công nghệ robot AI tại bệnh viện này.
“Tôi thậm chí không thể hình dung đó chính là những người bệnh trong những ca mổ lịch sử mà tôi cùng ê-kip tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã thực hiện bằng Robot AI trong một năm qua. Nhiều ca bệnh u não, u tủy sống, đột quỵ xuất huyết não mà tôi và ê kip chắc sẽ không bao giờ quên trong suốt cuộc đời bởi những giây phút vô cùng gian nguy để giành lại sự sống cho người bệnh”, ông nói.
![]() |
ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ tại buổi tọa đàm công bố sự kiện 100 ca mổ não đầu tiên bằng Robot AI. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM |
Sau 30 ca phẫu thuật đầu tiên thành công với tỷ lệ an toàn cao, Bộ Y tế đã cấp phép cho Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM thực hiện kỹ thuật mổ não và tủy sống bằng Robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) Modus V Synaptive. Đồng thời, Bộ cũng chỉ định Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM thành cơ sở đào tạo nhân rộng chuyên môn kỹ thuật này.
Công nghệ phẫu thuật não và tủy sống hiện đại bậc nhất thế giới
Phẫu thuật não và tủy sống luôn là thách thức lớn với các bác sĩ phẫu thuật thần kinh. Bác sĩ Tấn Sĩ chia sẻ trong hơn 30 năm hành nghề, ông và các đồng nghiệp luôn đối mặt với nỗi lo lắng khi thực hiện những ca phẫu thuật thần kinh sọ não. Phần lớn người bệnh sẽ gặp nguy hiểm tính mạng nếu không được phẫu thuật kịp thời, nhưng cũng có thể gặp phải những di chứng nặng nề sau phẫu thuật.
Bác sĩ Tấn Sĩ cho biết kỹ thuật mổ não truyền thống có nhiều hạn chế. Trước mổ, bác sĩ chỉ quan sát được khối u, khối máu tụ, các bó dẫn truyền thần kinh và mô não lành một cách rời rạc trên từng hình ảnh riêng biệt. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ không thể quan sát rõ khối u hay khối máu tụ trên cùng một hình ảnh, không xác định được trước đường mổ an toàn, buộc phải dựa vào kinh nghiệm và phán đoán để thao tác. Do đó, bác sĩ chỉ có rất ít thời gian để đưa ra quyết định trong lúc mổ.
Kỹ thuật mổ não truyền thống sử dụng kính vi phẫu không tích hợp AI tuy có thể xử lý được tổn thương trong não, tủy sống cho người bệnh, nhưng có nhược điểm là vết mổ lớn, mức độ xâm lấn cao, tăng nguy cơ tổn thương các bó sợi thần kinh, cấu trúc não lành hoặc làm vỡ mạch máu lớn. Do đó, người bệnh có thể đối mặt với các khiếm khuyết chức năng thần kinh, di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.
Trong khi đó, Robot AI có thể hòa hình CT, MRI, DTI, DSA... trên cùng một hình ảnh 3D độ phân giải cao. Nhờ đó, bác sĩ thấy rõ khối u, khối máu tụ trong mối tương quan với các cấu trúc não lành và các bó sợi thần kinh xung quanh cả trước và trong khi mổ.
Robot AI còn hỗ trợ bác sĩ thực hiện mổ mô phỏng trên phần mềm chuyên dụng, giúp họ có thêm thời gian nghiên cứu và chủ động lựa chọn vị trí mở hộp sọ cũng như đường tiếp cận an toàn nhất vào bên trong não, tránh tổn thương các cấu trúc lành. Khi bước vào ca mổ chính thức, dữ liệu hoạch định từ cuộc mổ mô phỏng sẽ được truyền lên phòng mổ, và mọi thao tác của bác sĩ đều được robot AI giám sát chặt chẽ.
Robot giúp định vị chính xác vị trí tổn thương trong não hoặc tủy sống; dẫn đường, theo dõi và phát cảnh báo để bác sĩ đảm bảo cuộc mổ diễn ra theo đúng kế hoạch đã được xác lập trong ca mổ mô phỏng.
![]() |
Bác sĩ Tấn Sĩ kiểm tra quá trình phục hồi của bệnh nhi mổ u não bằng robot AI từng bị nhiều bệnh viện “trả về”. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM |
“Cánh tay Robot AI liên tục di chuyển tự động theo dụng cụ mổ hoặc giọng nói và phát tín hiệu cảnh báo để xác quyết 'real time' đường mổ an toàn cho bác sĩ. Robot phát đèn xanh là an toàn, đèn vàng là cảnh giác và đèn đỏ là đang đi chệch hướng, bác sĩ cần dừng lại ngay vì nguy cơ đụng vào các cấu trúc não lành”, bác sĩ Tấn Sĩ chia sẻ.
Báo cáo với Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết mổ não, tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive giúp người bệnh giảm 20% thời gian phẫu thuật, giảm 40% thời gian nằm viện, giảm 79% lượng máu mất trong phẫu thuật, trong khi chi phí điều trị có thể thấp hơn 40 lần so với phẫu thuật tại Mỹ.
Hát trong lúc mổ
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu và làm chủ công nghệ mổ não bằng Robot AI hiện đại này. Hiện trên thế giới chỉ có 14 nước sử dụng kỹ thuật này, đa phần là các quốc gia phát triển.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, Robot AI còn được ứng dụng trong kỹ thuật mổ não thức tỉnh (ENRICH) để cấp cứu đột quỵ xuất huyết não. Dẫn đầu ekip áp dụng Robot Al là bác sĩ Tấn Sĩ, người đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam học tập kỹ thuật mổ não thức tỉnh ENRICH bằng Robot AI tại Viện Nghiên cứu Thần kinh Aurora, Wisconsin, Mỹ.
Một ca mổ não thức tỉnh cấp cứu bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não bằng Robot Modus V Synaptype. Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cung cấp.
Điểm đặc biệt của kỹ thuật ENRICH bằng Robot AI là mổ “vô cảm thức tỉnh”, tức bệnh nhân tỉnh táo, có thể tương tác, cử động, thậm chí hát trong lúc mổ để bác sĩ trực tiếp đánh giá chức năng thần kinh khi thao tác vào vùng não chức năng tương ứng.
Đầu tiên, bác sĩ gây tê toàn bộ da đầu bệnh nhân, dùng máy siêu âm để xác định và phong tỏa các nhánh thần kinh chi phối vùng đầu. Khi rạch da đầu, bệnh nhân vẫn tỉnh táo, nói chuyện được. Khi chuẩn bị khoan sọ, mở màng cứng, bác sĩ gây tê thêm thuốc giúp bệnh nhân an thần nhẹ, mê man vừa đủ, không bị kích thích, đau. Sau đó, ê kíp lại điều chỉnh giảm thuốc để bệnh nhân tỉnh táo, có thể tương tác trong khi loại bỏ máu tụ.
![]() |
Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM theo dõi hình ảnh não bộ trong khi mổ bằng Robot AI Modus V Synaptive. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM |
Đây là kỹ thuật mới được Hội Đột quỵ Thế giới đánh giá là “cuộc cách mạng” trong mổ cấp cứu đột quỵ xuất huyết não, mang đến nhiều đột phá về thời gian lẫn phương pháp, công nghệ điều trị đột quỵ xuất huyết não.
Bác sĩ Tấn Sĩ cho biết 100 ca mổ não và tủy sống chỉ là con số khiêm tốn so với hơn 12.000 ca mổ thần kinh sọ não mà ông đã thực hiện trong hơn 30 năm qua. Tuy nhiên, đây lại là những ca mổ mang dấu ấn lịch sử trong sự nghiệp của ông và các đồng nghiệp, đánh dấu những bước tiến quan trọng của y tế Việt Nam trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh sọ não bằng robot ứng dụng công nghệ AI hiện đại hàng đầu thế giới. Thành công này mở ra một “cuộc cách mạng” cho cả bác sĩ lẫn người bệnh tại Việt Nam.
“Chúng tôi tiếp tục huấn luyện, đào tạo thế hệ bác sĩ trẻ, mở rộng và nâng tầm ứng dụng những kỹ thuật này, hướng đến xây dựng trung tâm phẫu thuật não AI hiện đại, phục vụ tốt nhất cho người bệnh trong nước và nước ngoài, Việt kiều, giúp người bệnh hồi phục nhanh, xuất viện sớm, bảo toàn tối đa chức năng”, bác sĩ Tấn Sĩ cho biết.
![]() Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ triển khai thử nghiệm lâm sàng thuốc miễn dịch đường uống điều trị ung thư giai ... |
![]() Ngày 18/9, Trung tâm Kiểm soát cân nặng và Điều trị béo phì chuyên sâu, toàn diện, đa mô thức thuộc hệ thống BVĐK Tâm ... |
![]() Sáng 19/12/2024, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chính thức đưa vào hoạt động bệnh viện đa khoa hiện đại tại Quận 8, ... |
Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Tin tức khác
