Kinh tế - Xã hội
Kinh tế đêm: Làm gì để “khơi mỏ vàng” bị bỏ quên?

Bài 1: Kinh tế đêm - “Cửa sáng” cho ngành dịch vụ ở nước ta

NGUYỄN NAM
Tác giả: NGUYỄN NAM
Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng có những thuận lợi để phát triển dịch vụ kinh tế đêm. Tuy nhiên, sản phẩm hiện nay chủ yếu là sản phẩm cứng, khá đơn điệu và chỉ tập trung trong khung thời gian từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, còn các sản phẩm có thể thu được nhiều tiền nhất, là từ 6 giờ chiều đến 2 giờ sáng ngày hôm sau thì vẫn chưa được phát triển. Nhiều địa phương đã quan tâm bằng việc triển khai phố đi bộ ban đêm nhưng do thiếu quy hoạch và chưa được đầu tư thích đáng nên không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Đằng sau mức tăng 21% của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Kinh tế Việt Nam phục hồi từ “chìa khóa” Nghị quyết 128 Kinh tế phục hồi tốt, vì sao doanh nghiệp đóng cửa nhiều?

Nhìn từ các quốc gia trên thế giới

TS. Nguyễn Minh Phong cho biết, mỗi năm, kinh tế ban đêm ở Sydney (Australia) tạo ra 234.000 việc làm với doanh thu 27,2 tỷ USD và mang lại 102 tỷ USD cho cả nước này.

Bài 1: Kinh tế đêm - “Cửa sáng” cho ngành dịch vụ ở nước ta
Ngành công nghiệp về đêm tại London hiện chiếm khoảng 40% quy mô nền kinh tế ban đêm nước Anh. Ảnh: IT

Theo ông Phong, tại các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), hầu hết các thành phố lớn đều có nền “kinh tế đêm” phát triển, đặc biệt là những thành phố được du khách tìm tới nhiều nhất như Paris, Lyon, London, Manchester, Belfort, Amsterdam, Berlin, Madrid, Barcelona, Roma, Venice, Geneva, Zurich, … “Chính phủ các nước thành viên EU phân quyền và khuyến khích chính quyền các thành phố thực hiện các chương trình, dự án khai thác tiềm năng kinh tế đêm, gắn với đặc trưng và thế mạnh văn hóa, nghệ thuật, thể thao, ẩm thực của riêng mình”, ông Phong nói và cho biết, nước Anh có hẳn một ngành công nghiệp ban đêm tạo giá trị khoảng 6% GDP.

Năm 2016, thị trưởng London đã bổ nhiệm bà Amy Lame giữ chức vụ “Nữ hoàng về đêm” nhằm tăng cường dịch vụ và hoạt động về đêm, hướng tới mục tiêu đưa London trở thành thành phố 24 giờ hàng đầu thế giới. Hiện thủ đô London được xem là điểm đến hàng đầu thế giới về cuộc sống ban đêm, mang lại hơn 700.000 việc làm, bằng 1/8 tổng số lao động của thành phố.

Bài 1: Kinh tế đêm - “Cửa sáng” cho ngành dịch vụ ở nước ta
New York được mệnh danh là thành phố không bao giờ ngủ. Ảnh: IT

Tại New York, năm 2018, hoạt động kinh doanh ban đêm của các nhà hàng mang lại 12 tỷ USD và tạo ra 141.000 việc làm; các quán bar thu về 2 tỷ USD; còn các cơ sở nghệ thuật, từ bảo tàng, phòng tranh, cho đến sân khấu kịch, tạo ra hơn 18.000 việc làm và thu về 3,1 tỷ USD. Tức là mỗi đêm, New York thu về hơn 8 triệu USD từ trình diễn và triển lãm nghệ thuật. Tính cả ngành thể thao, bar và ẩm thực, tổng cộng New York thu 19 tỷ USD mỗi năm sau khi hoàng hôn buông xuống.

Tại Nhật Bản, nền kinh tế đêm của quốc gia này đạt khoảng 400 tỷ Yên (khoảng 3,7 tỷ USD) sau khi đón 40 triệu du khách của năm 2020.

Tại Diễn đàn cấp cao Du lịch Việt Nam 2018, ông John Lindquist, cố vấn cấp cao BCG, thành viên Hội đồng cơ quan du lịch Vương quốc Anh cho biết, năm 2017, Việt Nam thu về 8,3 tỷ USD từ khách quốc tế, so với 12,6 tỷ USD ở Indonesia; 18,4 tỷ USD ở Singapore và 52,5 tỷ USD ở Thái Lan.

Theo số liệu thống kê trước đại dịch Covid-19 của Master Card, trung bình, du khách tại Bangkok chi tiêu mỗi ngày khoảng 173 USD (so với chi tiêu 96 USD mỗi ngày ở Việt Nam) do các hoạt động vui chơi giải trí diễn ra suốt ngày đêm ở đây.

Bài 1: Kinh tế đêm - “Cửa sáng” cho ngành dịch vụ ở nước ta
Chính sách kinh tế ban đêm nhằm thúc đẩy các hoạt động dịch vụ, kinh doanh diễn ra vào ban đêm. Ảnh: IT

Bắc Kinh (Trung Quốc) đứng thứ 6/10 thành phố đặt đồ ăn đêm nhiều nhất thế giới và sẽ tiếp tục khuyến khích các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi mở cửa muộn hơn vào ban đêm. Chính quyền thành phố này cũng cho biết sẽ tối ưu hóa các dịch vụ giao thông công cộng, quảng bá các nhà hàng đêm, ủng hộ việc kéo dài thời gian kinh doanh hướng tới mục tiêu sau năm 2022, hơn một nửa số cửa hàng tiện lợi sẽ hoạt động 24/24.

Cũng theo ông Phong, nhiều thành phố của Trung Quốc như Thượng Hải, Thiên Tân, Hồ Nam, Hà Bắc, ... cũng có kế hoạch kéo dài thời gian mở cửa thêm vài tiếng để thúc đẩy “kinh tế ban đêm”. “Thượng Hải đã ban hành các hướng dẫn để thúc đẩy ngành công nghiệp ban đêm bằng cách xây dựng một số khu vực giải trí từ 19 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau”, ông Phong cho biết. Chính phủ Trung Quốc cũng có chính sách hỗ trợ tiền, giảm giá điện, nước, ... cho các nhà hàng hoạt động vào ban đêm đủ điều kiện.

Đến thực tiễn trong nước

Theo chia sẻ của ông Phong, Việt Nam có hàng trăm khu kinh tế các loại trên khắp 63 tỉnh, thành phố cả nước; song cho đến nay vẫn chưa có một khu kinh tế đêm đúng nghĩa.

Bài 1: Kinh tế đêm - “Cửa sáng” cho ngành dịch vụ ở nước ta
Một góc phố đi bộ Bùi Viện, Q. 1, TP.HCM. Ảnh: Thế Bảo

Ngay như TP.HCM, nơi được xem là đầu tàu kinh tế, hội tụ nhiều nền văn hóa, ẩm thực và là điểm đến luôn thu hút du khách trong nước và quốc tế thì vẫn chưa phát huy được tiềm năng này bằng với kinh tế đêm. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp lữ hành khẳng định, sản phẩm kinh tế đêm của Thành phố còn nghèo nàn, không có bản sắc.

Trong buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Thị Thắng về phát triển kinh tế đêm ở Cần Giờ hồi cuối tháng 11/2021, ông Trương Tiến Triển, Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cũng thừa nhận hoạt động kinh tế của huyện chủ yếu diễn ra vào ban ngày, chỉ có khoảng 3 - 4% khách đến và ở lại ban đêm, mức chi tiêu chỉ khoảng 500.000 đồng/người/ngày. Nguyên nhân là do du lịch Cần Giờ còn thiếu yếu tố hấp dẫn để giữ chân khách lưu trú qua đêm như hệ thống nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, dịch vụ phục vụ khách; thiếu khu vui chơi, mua sắm, giải trí về đêm, ... Đó cũng là lí do vì sao nguồn lao động địa phương vẫn chưa được phát huy.

Bài 1: Kinh tế đêm - “Cửa sáng” cho ngành dịch vụ ở nước ta
Sản phẩm được bày bán tại chợ đêm Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, TP.HCM. Ảnh: IT

Ông Phong cho rằng, phát triển kinh tế đêm là tất yếu vì phù hợp với xu hướng quốc tế và để níu chân khách du lịch. “Trên thực tế, Việt Nam đã có các khu chợ đêm hoặc phố ăn đêm, một số chuỗi cửa hàng tiện lợi mở cửa 24/24, những tuyến phố mang nét đặc trưng như Tạ Hiện (Hà Nội) hay Bùi Viện (TP.HCM)…”, ông Phong nói và cho biết, Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng có nhiều tiềm năng văn hóa nghệ thuật và ẩm thực đặc sắc, có lượng dân số trẻ và mức độ hội nhập toàn cầu hóa cao”, ông Phong chia sẻ và cho biết thêm, thời tiết ban đêm của TP.HCM cũng tương đối dễ chịu.

Tuy nhiên, cũng theo ông Phong, sản phẩm du lịch của Việt Nam hiện nay chủ yếu là sản phẩm cứng, khá đơn điệu và chỉ tập trung trong khoảng thời gian từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, còn các sản phẩm có thể thu được nhiều tiền nhất, là từ 6 giờ chiều đến 2 giờ sáng ngày hôm sau thì đến nay vẫn không được phát triển. “Một số nơi cũng đã quan tâm làm phố đi bộ ban đêm nhưng do thiếu quy hoạch và đầu tư thích đáng… nên không mang lại hiệu quả như mong muốn”, ông Phong nhấn mạnh.

Bài 1: Kinh tế đêm - “Cửa sáng” cho ngành dịch vụ ở nước ta
Về cơ bản, tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng vẫn chưa xây dựng được một khu dịch vụ kinh tế đêm đúng nghĩa. Các hàng quán ban đêm, chủ yếu là quán ăn, tập trung ở những nơi đông dân cư. Ảnh: IT

Để giải quyết những tồn tại này, UBND huyện Cần Giờ cũng đã xây dựng dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế về đêm và xây dựng khu ẩm thực đặc sắc Cần Giờ (Chợ đêm Cần Giờ). Trước mắt là xây dựng khu ẩm thực thủy hải sản đặc sắc Cần Giờ với kỳ vọng là cú hích cho các mô hình cộng sinh khác.

Các doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM cũng cho rằng, phát triển kinh tế đêm cần phải có sự quy hoạch cụ thể về không gian, phạm vi. Tách khu kinh tế đêm ra khỏi khu dân cư nhằm tránh những tác động tiêu cực, thay đổi cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng. Chính vì vậy, việc quy hoạch không gian là điều cần thiết. Cần có những khu triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình trên địa bàn TP.HCM, Thủ Đức và các quận huyện.

Các doanh nghiệp du lịch cũng cần sự hỗ trợ về không gian triển khai kinh tế đêm, các điều kiện thuận lợi về chính sách và giảm, miễn thuế phí… Cần mở rộng phạm vi hoạt động của các ngành nghề liên quan đến nhu cầu du khách mà các doanh nghiệp có đủ năng lực, sự chuyên nghiệp đang hướng đến để phát triển. Đó cũng là phương thức phát huy toàn diện các nguồn lực lao động nhìn từ chiều kích vĩ mô.

Đón đọc bài 2: Dịch vụ kinh tế đêm tại TP.HCM còn nghèo nàn và chưa có bản sắc

Làm du lịch như Tráng A Chu Làm du lịch như Tráng A Chu

Cuối tuần tháng 7 từ Hà Nội, chúng tôi đi gần 200 cây số lên với cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) rồi ghé lại ...

Đà Nẵng được vinh danh “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á 2022” Đà Nẵng được vinh danh “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á 2022”

Đà Nẵng được vinh danh là “Điểm đến sự kiện và lễ hội hàng đầu châu Á 2022” (Asia’s Leading Festival and Event Destination 2022). ...

Trải nghiệm bữa tiệc vui chơi tại Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam Trải nghiệm bữa tiệc vui chơi tại Làng Văn hoá Du lịch các dân tộc Việt Nam

Đến xem PVOIL VOC 2022, du khách có cơ hội trải nghiệm những hoạt động cuối tuần cực kỳ hấp dẫn tại Làng Văn hóa ...

Tin mới hơn

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam

Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Phúc Long và hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt đến Gen Z

Là một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong ngành F&B, CEO Patricia Marques đã để lại dấu ấn qua việc xây dựng thành công một thương hiệu đồ uống lớn tại Việt Nam. Với tầm nhìn chiến lược và sự am hiểu sâu sắc thị trường, bà đã đồng hành cùng Phúc Long trong giai đoạn mới, viết nên hành trình lan tỏa tinh hoa trà Việt một cách đầy cảm hứng.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Tin tức khác

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

BMW 750Li 2010 "hóa thân" thành 7-Series 2025, giá hơn 800 triệu đồng

Một chiếc BMW 750Li 2010 được độ bodykit theo phong cách 7-Series 2025 (G70) đang được rao bán tại Hà Nội với giá hơn 800 triệu đồng, thấp hơn đáng kể so với giá gốc 4,5-6 tỷ đồng của phiên bản mới. Xe giữ ngoại thất sáng bóng, nội thất bọc da đỏ hiện đại.
Xem thêm